Có lẽ ai cũng biết mạng xã hội Facebook xuất thân từ ký túc xá đại học Harvard bởi một cậu sinh viên thích quậy tên là Mark Zuckerberg.
Cụ thể câu chuyện đi từ thuở hàn vi cho đến trở thành mạng xã hội hàng tỷ người dùng của Facebook là như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:
Facebook khởi đầu tại nơi này: ký túc xá Kirkland House thuộc trường đại học Harvard.
Năm 2003, một sinh viên năm 2 Harvard tên Mark Zuckerberg làm ra một chương trình mang tên “Face mash”. Nó là một phần mềm kiểu “chọn 1 trong 2”, với kho dữ liệu ảnh thẻ của các sinh viên anh chàng hack được từ hệ thống quản lý hành chính của nhà trường.
Với mục đích đùa vui là chọn ai đẹp hơn trong 2 ảnh ngẫu nhiên hiện lên màn hình, trang web của Mark thu hút đến 22.000 lượt xem từ 450 người chỉ trong giờ đầu tiên. Vài ngày sau, trường Harvard ra lệnh đóng cửa trang, với lý do bản quyền và vấn đề an ninh.
Zuckerberg chịu án kỷ luật nhưng không bị đuổi học. Không nao núng, anh chàng mở tiếp trang web “Thefacebook” vào ngày 2/2/2004.
6 ngày sau đó, 3 sinh viên năm cuối của Harvard: cặp song sinh Cameron và Tyler Winklevoss và Divya Narendra tuyên bố họ đã đạt thỏa thuận với Mark để xây dựng một website mang tên HarvardConnection.com cho họ, nhưng cáo buộc anh chàng bỏ cuộc giữa chừng và dùng ý tưởng này để lập ra TheFacebook.
Họ đâm đơn kiện và mãi đến năm 2008 mới được giải quyết, với khoản bồi thường 1,2 triệu cổ phiếu Facebook. Lượng cổ phiếu này có giá 300 triệu USD khi Facebook niêm yết lên thị trường chứng khoán.
Chỉ trong 1 tháng, phân nửa sinh viên Harvard đã là thành viên của TheFacebook. Tháng 3/2004 trang web này mở rộng sang các trường khác như Yale, Columbia và Stanford. Zuckerberg rủ thêm các bạn học Dustin Moskovitz (bên trái trong ảnh dưới), Eduardo Saverin, Andrew McCollum, và Chris Hughes cùng làm đồng sáng lập để quản lý website đang ngày càng bành trướng này, cũng như nghĩ đến ý định đầu tư phát triển nghiêm túc.
Thông tin mời chào quảng cáo trên Facebook xuất hiện chỉ vài tháng sau khi website ra mắt, cho thấy sự phát triển nhanh chóng của nó, dùng vẫn còn rất ít chức năng.
Đến lúc này, Facebook vẫn được vận hành trong phòng KTX của Zuckerberg. Nhưng đã đến lúc “suy nghĩ lớn”: Mark Zuckerberg bỏ học ngay trong năm 2004.
Giữa năm 2004, Zuckerberg thuê sáng lập trang nghe nhạc trực tuyến (không bản quyền) Napster là Sean Parker vào vị trí chủ tịch đầu tiên của công ty.
Tháng 6 cùng năm, Facebook chuyển về Palo Alto, California, trong một văn phòng nhỏ ở trung tâm thành phố. Lúc đó, cả công ty trông giống một bữa tiệc tưng bừng hơn là một công ty startup đúng nghĩa.
Đây là văn phòng đầu tiên của Facebook, trông rất khiêm tốn. Cánh cửa bên phải, có số 471 là nơi dẫn đến cầu thang lên văn phòng Facebook trên lầu.
Đây là 'trang phục công sở' của Mark Zuckerberg: quần đùi, chân trần, trên tay thường trực một chai bia.
Phải nói là các nhân viên Facebook rất khoái bia. Trong ảnh là một nhân viên đang rót bia từ bình chứa bia chung trong văn phòng.
Văn phòng Facebook cũng nổi tiếng với những hình vẽ graffiti… nhảm nhí trên tường.
Trong cùng thời gian Facebook chuyển văn phòng, họ nhận được nguồn đầu tư đầu tiên từ bên ngoài, với 500.000 USD từ lãnh đạo Paypal Peter Thiel và đồng sự Elon Musk (bên phải), sau này nổi tiếng với Tesla và SpaceX.
Lúc này, Facebook đang trên đà phát triển chóng mặt để trở thành một hiện tượng văn hóa. Tháng 5/2005, công ty gọi được 13,7 triệu USD đầu tư. Năm 2006, Facebook giới thiệu tính năng đình đám News Feed, cho người dùng cập nhật tức thời các tin tức và hoạt động từ bạn bè.
Ảnh dưới là Mark Zuckerberg cùng các đồng nghiệp nhấn nút để 'khai hỏa' News Feed.
Cuối năm 2007, Zuckerberg gặp một lãnh đạo Google mang tên Sheryl Sandberg tại một bữa tiệc Giáng sinh, lúc này cô đang cân nhắc vị trí mới tại tờ The Washington Post. Sau khi gặp Sandberg,Zuckerberg quyết định là Facebook cần có một giám đốc vận hành (COO), và thuyết phục cô gia nhập vào đầu năm 2008.
Đó là bước đi đúng đắn. Facebook phát triển rất nhanh, đặc biệt là với trào lưu smartphone bùng nổ, giúp nó càng có nhiều người dùng. Facebook chuyển đến một văn phòng to hơn cũng tại Palo Alto, trong khuôn viên Stanford Research Park. Cuối năm 2010, nó đạt 1 nghìn tỷ lượt xem/tháng.
Phát triển quá nhanh, Facebook phải đổi văn phòng lần nữa năm 2011, đến một cơ sở từng thuộc hãng Sun Microsystems, lúc này đã bị Oracle mua lại.
Facebook còn làm cả một con đường riêng, đặt tên là “Hacker Way”, phản ánh triết lý nổi tiếng của Zuckerberg: “Move fast and break things” (đi nhanh, phá tất).
Facebook còn được biết đến như một công cụ phục vụ chính trị. Vai trò của mạng xã hội này phát huy đắc lực trong cuộc nổi dậy ở Ai Cập tháng 2/2011.
Trong khi đó, Zuckerberg cũng dần làm quen với giới chính khách. Anh thường gặp các chính trị gia để yêu cầu hỗ trợ trong chiến lược phủ sóng Internet toàn cầu.
Facebook cũng rất tích cực trong các phong trào nhân quyền như bình đẳng giới tính.
Mạng xã hội này niêm yết lần đầu ngày 18/5/2012 với giá trị ban đầu đạt 5 tỷ USD.
Trong năm đó, các nhân viên nhận được một cuốn sáng mang tên “Little Red Book”, với tập hợp các câu khẩu hiệu khẳng định toàn bộ nhân viên của công ty đều bình đẳng với nhau.
Một ngày sau khi IPO, Zuckerberg tổ chứ lễ cưới với bạn gái lâu năm Priscilla Chan, người anh đã gặp khi còn là sinh viên tại Harvard.
Facebook luôn ở thế dè chừng các startup mới có thể đe dọa ngai vàng của mình. Vì vậy mà công ty chi rất mạnh tay để thâu tóm sáp nhập. Trong đó nổi tiếng nhất là Instagram, với giá 1 tỷ USD năm 2012 và nay có khoảng 400 triệu người dùng.
… tiếp theo là công ty công nghệ thực tế ảo Oculus, với giá 2 tỷ USD năm 2014…
… rồi ứng dụng nhắn tin WhatsApp, với giá lên đến 19 tỷ USD năm 2014. Nhà đồng sáng lập WhatsApp Jan Koum hiện là thành viên ban quản trị Facebook, dịch vụ này hiện có hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng.
Lúc Facebook kỷ niệm 10 tuổi vào ngày 3/2/2014, có hơn 1,23 tỷ người dùng MXH này mỗi tháng, 1 tỷ trong số đó dùng trên di động.
Để theo kịp đà bành trướng, Facebook lại phải mở rộng cơ sở. Năm 2014 họ mở một khuôn viên mới, thiết kế bởi kiến trúc sư danh tiếng Frank Gehry, có sức chứa 2.800 nhân viên.
Dù sau này có điều gì xảy ra, động lực của Facebook vẫn là nhiệm vụ mà Zuckerberg đặt ra: kết nối tất cả mọi người trên thế giới. Giống như thông điệp anh gửi đến các nhà đầu tư trong lần niêm yết IPO: “Đơn giản thôi: chúng tôi không xây dựng dịch vụ để kiếm tiền, mà là kiếm tiền để xây dựng các dịch vụ tốt hơn”.
Tháng 12/2015, Zuckerberg công bố thành lập Chan Zuckerberg Initiative, một công ty TNHH sẽ nhận 99% tài sản của anh để đầu tư vào những vấn đề cải thiện đời sống toàn cầu.
Nhưng dù hầu hết tài sản đều dùng cho mục đích từ thiện, Zuckerberg vẫn giữ lại cho mình bàn tay quyền lực ở Facebook. Có một điều khoản pháp lý cho phép anh luôn nắm quyền điều hành MXH này cho dù có bất kỳ điều gì xảy ra với nó.
Nguyên Khang
Theo Infonet
Nguồn : kul.vn