BẮC KINH, 28/02/2024 /PRNewswire/ -- Ông Chen Qingshan cùng với đội ngũ đối mặt với một ưu tiên mang tính cấp bách: làm thế nào để tăng tốc quá trình lai tạo các giống đậu nành mới, với mục tiêu đẩy mạnh năng lực sản xuất, nhằm hỗ trợ Trung Quốc đạt được khả năng tự cung tự cấp đối với giống cây đậu nành.
Ông Chen, một chuyên gia lai tạo giống đậu nành, đồng thời là nhà nghiên cứu tại Đại học Nông nghiệp Đông Bắc, nơi được biết đến là một trường đại học nông nghiệp hàng đầu tại cơ sở sản xuất đậu nành đầu ngành của quốc gia – tỉnh Hắc Long Giang, phía đông bắc Trung Quốc, chia sẻ: 'Ngành đậu nành của quốc gia đang gặp nhiều khó khăn'.
Ông Chen cho biết đội ngũ của ông nghiên cứu tập trung vào việc tạo ra những đột phá trên lĩnh vực nguồn mầm đậu nành nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất đậu nành trong nước, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Mục tiêu này trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, bao gồm cuộc khủng hoảng Ukraine kéo dài.
Dù có vẻ nhỏ bé và tầm thường nhưng hạt giống đóng vai trò cốt lõi của ngành nông nghiệp. Và nguồn mầm, hay còn gọi là nguồn tài nguyên di truyền sống, chính là nền tảng của quá trình lai tạo hạt giống.
Vào tháng 7/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu an ninh nguồn mầm cần được nâng đến mức chiến lược của an ninh quốc gia.
Một cách tiếp cận toàn diện như vậy đối với nền an ninh quốc gia có thể được hiểu sâu sắc thông qua một đoạn triết học cổ truyền của Trung Quốc: 'Dòng chảy của thế giới có thể hưng thịnh hoặc suy tàn; tình hình tiến bộ hoặc thụt lùi của thế giới là điều không thể tránh khỏi.'
Trích dẫn câu châm ngôn này và trí tuệ kinh điển hàm chứa trong câu văn, ông Tập nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho những thách thức, rủi ro và nguy hiểm tiềm ẩn cũng như nắm bắt cơ hội để giải quyết những nguy cơ đó.
'Thủy triều của thế giới có thể chảy hoặc rút; sự phồn thịnh hay suy thoái của một quốc gia là lẽ tự nhiên.'
Câu tục ngữ Trung Quốc này được cho là có nguồn gốc từ Lữ Tư Thiền, một học giả Nho giáo trong thời kỳ nhà Nam Tống (1127-1279), nói lên ý nghĩa rằng một quốc gia luôn cần giữ cảnh giác và sẵn sàng đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn, ngay cả trong thời kỳ yên ổn và thanh bình bởi sự biến động nhanh chóng của dòng chảy và tình hình thế giới.
Giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã coi trọng triết lý này trong quản trị quốc gia. Đối với Chủ tịch Tập, an ninh lương thực là một trong những ưu tiên cơ bản hàng đầu của đất nước. Trung Quốc cần cung cấp lương thực cho gần 1/5 dân số toàn cầu dù chỉ chiếm khoảng 9% diện tích đất nông nghiệp trên thế giới.
Mặc dù Trung Quốc đã tăng sản lượng đậu nành chất lượng cao và giảm lượng nhập khẩu, nhưng ngành này vẫn là một mắt xích yếu trong nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực. Trong năm 2021, kim ngạch nhập khẩu đậu nành chiếm hơn 85% tổng nhu cầu của cả nước.
Ông Chen, nhà nghiên cứu đậu nành, cho biết mục tiêu của quốc gia là tăng sản lượng cây trồng lên 50% trong vòng ba đến năm năm tới.
Ông chia sẻ thêm tiếp theo, nâng sản lượng đậu nành đến con số 10 triệu tấn mỗi năm, tương đương xấp xỉ một phần mười lượng đất nước nhập khẩu.
https://news.cgtn.com/news/2024-02-27/Why-China-believes-seeds-are-a-matter-of-national-security-1rxB2anZk9W/p.html
nguồn: CGTN