BẮC KINH, 09/01/2023 /PRNewswire/ -- Vào ngày 5 tháng 1, 'Tinh thần khởi nghiệp và đổi mới của thanh niên Trung Quốc - Myanmar' trong khuôn khổ Diễn đàn Đa văn hóa Thanh niên Toàn cầu do Trung tâm Truyền thông Văn hóa Quốc tế, CICG và Sino-Pipeline International đồng tổ chức đã diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Các chuyên gia năng lượng và giới trẻ từ Trung Quốc và các quốc gia khác đã trao đổi ý kiến về biến đổi khí hậu toàn cầu, ứng dụng và thực hành năng lượng mới thông qua liên kết video.
Trong bài thuyết trình của mình, May Grace, nhà phân tích của ESG (Tác động Môi trường, Xã hội và Quản trị) đến từ Myanmar cho biết việc giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu đòi hỏi chúng ta phải có những hành động khẩn trương. Hệ thống tưới sử dụng năng lượng mặt trời sở hữu những ưu điểm bao gồm chi phí nhiên liệu thấp hơn, ít khí thải nhà kính hơn và thu nhập nông nghiệp cao hơn. Đây có thể được coi là một giải pháp bền vững nhằm đối phó với sự nóng lên toàn cầu.
Kong Zhe, người đồng sáng lập Diinsider nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng bốn chiến lược then chốt nhằm giải quyết biến đổi khí hậu là giảm thiểu, thích ứng, phát triển công nghệ và cơ chế tài chính. Giảm thiểu là quá trình hạn chế phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động của con người; thích ứng bao gồm một loạt các hoạt động nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và xây dựng khả năng phục hồi trong các lĩnh vực then chốt như chuyển nước sạch đến các khu vực thiếu nước; phát triển công nghệ là phát triển thiết bị phù hợp với điều kiện địa phương; cơ chế tài chính đề cập đến việc phân bổ ngân sách đặc biệt cho một số nhóm dân cư nhất định khi tài trợ cho các dự án ứng phó biến đổi khí hậu.
Mostafezur Rahaman, nhà nghiên cứu kiêm thiết kế giải pháp của YY Ventures đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng sự xâm lấn của nước biển do biến đổi khí hậu đã làm gia tăng quá trình nhiễm mặn sông ở Bangladesh, gây ra tác động nghiêm trọng đến sản xuất lương thực và nông nghiệp. Phần lớn dân số ở phía nam Bangladesh buộc phải di chuyển đến các khu vực trung tâm, gây ra tình trạng quá tải dân số và nảy sinh các vấn đề về giới, gia đình và sinh kế. Ông cũng đề xuất thanh niên ở các nơi trên thế giới cần nâng cao hiểu biết về các vấn đề môi trường cũng như tìm ra giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhà đồng tổ chức Sino-Pipeline International đã chịu trách nhiệm điều hành Dự án Đường ống dẫn dầu khí Trung Quốc - Myanmar. Dưới sự dẫn dắt của nguyên tắc đạt được sự tăng trưởng chung thông qua tham vấn và hợp tác, dự án đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội và sinh kế của người dân Myanmar. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cũng đã đạt được tiến bộ trong việc phát triển năng lượng hydro. Trong Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022, CNPC đã xây dựng trạm hydro liên doanh đầu tiên cho các xe sử dụng năng lượng mới giúp giảm đáng kể việc sử dụng nhiên liệu và khí thải, đồng thời thực hiện tốt khái niệm 'Thế vận hội mùa đông xanh'.
nguồn: Center for International Cultural Communication