Những nguyên nhân khiến máy tính Mac chậm đi trông thấy

Việc không sử dụng đúng cách của người dùng có thể khiến máy tính Mac chậm đi một cách rõ rệt, do đó bạn cần khắc phục ngay để có được trải nghiệm sử dụng hoàn hảo như khi mới mua máy.

1. Sử dụng chương trình diệt Virus

Tương tự như trên những chiếc máy tính Windows, việc người dùng cài đặt các chương trình diệt virus là một trong những nguyên nhân khiến máy tính Mac hoạt động chậm đi so với bình thường. Những chương trình diệt virus thường nặng và tiêu tốn nhiều tài nguyên xử lý, từ đó khiến máy tính Mac chậm đi. 

Những nguyên nhân khiến máy tính Mac chậm đi trông thấy

Không nên cài chương trình diệt virus trên máy tính Mac.

Bạn cần hiểu rằng hệ điều hành macOS có cách quản lý lưu trữ tương đối khác so với Windows. Các thành phần lưu trong hệ thống được tách riêng biệt và được quản lý bởi một cơ chế có tên System Integrity Protection (SIP) do Apple phát triển, cơ chế này sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng mà virus hay mã độc có thể gây ra trên máy tính bằng việc cô lập chúng trong một không gian lưu trữ nhất định.

2. Không có đủ dung lượng lưu trữ

Nguyên nhân khiến máy tính Mac chậm đi tiếp theo đến từ việc máy tính của bạn không còn đủ không gian lưu trữ để hệ thống hoạt động. Hãy nhớ rằng mọi hệ điều hành khi hoạt động đều tạo ra những file tạm thời để xử lý, do đó việc bộ nhớ không đủ sẽ khiến hệ điều hành phải tốn thời gian sắp xếp lại không gian lưu trữ để có thể chứa được file tạm, gián tiếp khiến máy tính Mac trở nên chậm đi. 

Nên để trống bộ nhớ cho hệ điều hành hoạt động tốt hơn.

Vậy nên trong quá trình sử dụng, bạn hãy luôn giữ cho bộ nhớ của máy được trống, tránh tình trạng bộ nhớ bị đầy. Nếu có nhu cầu lưu trữ cao, bạn cũng nên cân nhắc việc nâng cấp lên ổ cứng có dung lượng lớn hơn.

3. 'Mất kiểm soát' với file tạm thời và cache 

Nên dọn dẹp các file tạm và cache trong máy tính.

Sau một thời gian sử dụng, file tạm và cache của máy trở nên 'khổng lồ', chiếm nhiều không gian lưu trữ khiến máy tính Mac hoạt động chậm đi. Do đó bạn cần dọn dẹp thường xuyên các file tạm và cache để máy tính có thể hoạt động nhanh hơn. Để làm được điều này, bạn có thể khởi động lại máy tính để hệ thống tự xử lý rồi xóa chúng, hoặc bạn có thể cài thêm các chương trình xóa file tạm và cache chuyên dụng như CCleaner hay CleanMy Mac.

4. Quá nhiều thứ trên màn hình Desktop

Bạn có biết mỗi biểu tượng ứng dụng trên màn hình Desktop đều là một chương trình riêng và hệ điều hành macOS cần phải xử lý riêng cho mỗi chương trình? Kết quả cho thấy đa phần người dùng được hỏi đều không biết về điều này. Mỗi biểu tượng hay tập tin mà người dùng để trên màn hình Desktop đều tiêu tốn tài nguyên xử lý của máy tính, từ đó khiến máy tính Mac chậm đi theo tỷ lệ thuận. 

Không nên để quá nhiều biểu tượng ứng dụng và dữ liệu lên màn hình Desktop.

Vậy nên bạn hãy thường xuyên dọn dẹp màn hình Desktop của máy tính để hiển thị ít nhất biểu tượng ứng dụng có thể. Ngoài ra, bạn cũng không nên để những tập tin có kích thước lớn ở màn hình này.

5. Quá nhiều tiến trình chạy ngầm 

Tắt các chương trình chạy ngầm.

Nguồn tài nguyên xử lý của máy tính có giới hạn, do đó việc có quá nhiều chương trình chạy ngầm sẽ làm giảm hiệu năng thực tế của máy mà bạn có thể sử dụng. Do đó, bạn nên kiểm tra những chương trình chạy ngầm tiêu tốn nhiều tài nguyên của máy tính như CPU, RAM thông qua chương trình Activity Monitor trên hệ điều hành macOS.

6. Sử dụng chương trình của bên thứ 3 

Các chương trình của bên thứ 3 có thể gây xung đột và làm máy tính bị chậm.

Đa phần người dùng đều cài thêm những chương trình, ứng dụng do bên thứ 3 phát triển. Trong đó có không ít những chương trình không 'chính chủ', có độ tương thích không cao với hệ điều hành macOS gây ra những xung đột trong quá trình sử dụng như tiêu tốn nhiều tài nguyên xử lý hơn, gây tốn pin, làm máy bị treo,... Do đó, bạn nên cài ứng dụng trên máy tính Mac thông qua kho ứng dụng Mac App Store, hoặc cài những chương trình bên ngoài từ các nhà phát triển uy tín.

7. Không cập nhật hệ điều hành 

Nên cập nhật hệ điều hành thường xuyên.

Không cập nhật hệ điều hành là tình trạng xảy ra với nhiều người dùng máy tính Mac bởi 'sợ' cập nhật xong máy tính sẽ yếu hơn. Nhưng thực tế điều này không hoàn toàn đúng do có những bản cập nhật được Apple phát hành nhằm vá lỗi hệ điều hành macOS hay các lỗi tương thích, từ đó giúp cải thiện hiệu năng của máy theo hướng tốt và nhanh hơn. Vậy nên bạn hãy đọc kỹ thông tin của bản cập nhật và cập nhật phiên bản mới ngay khi có thể trong phần Update của Mac App Store.

Nguyễn Nguyên

TIN LIÊN QUAN

6 việc hạn chế làm khi bảo trì máy tính Windows

Registry là một cơ sở dữ liệu lưu trữ các thiết lập của hệ điều hành Windows, phần mềm được cài đặt, cấu hình phần cứng máy tính, tài khoản người dùng.

5 điều đầu tiên cần làm với laptop mới của bạn

Bạn vừa trở về từ cửa hàng với một chiếc hộp quý giá chứa laptop mới và điều đầu tiên bạn cần làm là bật nó lên rồi bắt đầu sao chép tất cả dữ liệu cá nhân ngay lập tức, đúng không? Vâng, sớm hay muộn bạn sẽ phải làm điều đó. Dưới đây là 5 điều đầu

Tìm hiểu lí do khiến máy tính ngày càng chạy chậm

Thực tế, không có máy tính nào có sẵn tất cả chương trình chúng ta muốn. Vì thế, trong quá trình sử dụng, chúng ta luôn phải tìm và thêm chúng vào. Cài đặt càng nhiều phần mềm, đồng nghĩa PC phải quản lý kho dữ liệu càng lớn. Điều đó sẽ ảnh hưởng

MacBook bị nóng?Cách giảm nhiệt nhanh chóng mà hiệu quả

Có rất nhiều nguyên nhân khiến MacBook bị nóng như xung đột phần mềm, chơi các tựa game, sử dụng tác vụ nặng trong thời gian dài,...

Thanh Taskbar bị đơ, nguyên nhân do đâu?Cùng tìm hiểu và khắc phục

Dạo gần đây có khá nhiều người dùng phản ánh về tình trạng thanh Taskbar trên Windows 10 bị đơ, không thao tác được, gây phiền toái trong quá trình sử dụng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục lỗi khó chịu này nhé!

MacBook bị chậm sau thời gian sử dụng, cách khắc phục đơn giản

Sau một thời gian dài sử dụng, máy tính của bạn lưu trữ nhiều dữ liệu, hình ảnh, file rác sẽ là nguyên nhân chính khiến MacBook bị chậm

Những dấu hiệu cho thấy máy tính của bạn có thể bị hack

Dựa vào các dấu hiệu dưới đây, bạn có thể đoán biết máy tính của mình có bị hack hay không ...

Những điều mà bạn nên làm sau khi mua laptop mới

Cùng với smartphone hay máy tính bảng, hiện nay laptop cũng đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, nhất là khi các nhà sản xuất liên tục ra mắt nhiều mẫu laptop mới đủ loại phân khúc cho tất cả đối tượng người dùng. Tuy vậy, không phải ai cũng biết

THỦ THUẬT HAY

Chiếc vòng tay hay chai nước cũng có thể làm mật khẩu bí mật cho smartphone?

Bạn nghĩ sao nếu chính chiếc vòng tay mình đang đeo hay chai nước đang uống cũng có thể làm mật khẩu bí mật cho smartphone? Điều đó hoàn toàn có...

Đây là lý do tại sao bộ nhớ trên Iphone chưa bao giờ là đủ?

Ngoài mức bộ nhớ chiếm dụng dành cho hệ điều hành IOS, chiếc Iphone của bạn còn được chứa khá nhiều thứ mà'có thể bạn không biết', vậy đâu là lý do chiếc smartphone của bạn luôn đầy bộ nhớ?

Cách kiểm tra điện thoại Android có 4G hay không

Mạng 4G đang dần phổ biến ở Việt Nam. Vì thế, bài viết sau của chúng tôi sẽ chỉa sẻ một mẹo nhỏ để kiểm tra điện thoại có 4G hay không

So sánh camera trên OPPO A39 và Samsung J5 2016

Cùng sở hữu camera độ phân giải lên đến 13 MP, trên thực tế OPPO A39 hay Samsung J5 2016 mới là thiết bị cho ảnh chụp đẹp hơn. Hãy cùng khám phá qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá pin di dộng Anker PowerCore+ 26800 PD: hơn 4 tiếng để sạc đầy

Thử nghiệm cho thấy dung lượng thật của pin đạt khoảng 60% so với công bố nhưng vẫn có thể còn chênh lệch trong quá trình sử dụng thực tế.

Đánh giá hiệu năng Sony Xperia XZ: Khả năng xử lý đồ họa tốt, tốc độ load game chậm

Xperia XZ được trang bị vi xử lý Snapdragon 820 và thanh RAM 3GB, máy mang đến những trải nghiệm giải trí tuyệt vời, không thua kém thiết bị cấp nào.

Đánh giá Mercedes A-Class 2019 về nội ngoại thất và giá bán

Về ngoại thất tổng thể, Mercedes A-Class 2019 thế hệ mới đại diện cho một bước đi tiếp theo trong triết lý thiết kế Sensual Purity của Mercedes-Benz. Những đường nét mạnh mẽ của mẫu xe thế hệ thứ ba đã biến mất, thế