Đánh giá chi tiết về hiệu năng và chất lượng thực sự của chiếc A7R III

Sony A7R III là chiếc chiếc máy ảnh mirrorless bán chuyên nghiệp ra đời thay thế cho chiếc A7R II đã ra mắt cách đây 2 năm. Đây là dòng máy được đánh giá cao nhờ cảm biến Exmor R 42.4 MP được Sony cải tiến về khả năng xử lý ảnh với chip BIONZ X thế hệ mới, hệ thống lấy nét lai, quay phim 4K hỗ trợ HDR chuẩn Hybird Log-Gamma cùng nhiều cải tiến khác.
Đánh giá chi tiết về hiệu năng và chất lượng thực sự của chiếc A7R III

Hôm nay TCN sẽ làm bài đánh giá chi tiết về hiệu năng cũng như chất lượng thực sự của chiếc A7R III này đối với các ảnh chụp hằng ngày trong các điều kiện chụp, ánh sáng khác nhau cho các bạn tham khảo, nhất là sẽ thử kỹ hơn cho các bạn tham khảo về tính năng Pixel Shift đang được đánh giá rất cao trên chiếc máy ảnh này.

Đầu tiên ta sẽ xem xét về mặt thiết kế tổng thể của chiếc Sony A7R III này:

1. Về thiết kế body và sự thuận tiện khi cầm, nắm thao tác để chụp ảnh:

Nói về body và cảm giác khi thao tác thì về thiết kế của A7R III mới nhìn vào ta có thể thấy nó có những nét tương đồng với chiếc A7R II nhưng về hệ thống điều khiển lại giống một phần trên chiếc A9. Dễ nhận thấy chính là nút joystick được đem bên cạnh nút điều khiển 5 chiều với vòng bánh xe xoay. Núm xoay chức năng giống của A9 không có trên A7R III.

Body thuược thiết kế với khung bằng hợp kim Magie chắc chắn kết hợp với hệ thống gioăng cao su chống bụi và ẩm giúp máy bền bỉ hơn trong các điều kiện chụp khắc nghiệt.

Nhờ được trang bị với viên pin lớn hơn nên báng cầm cũng được thiết kế lớn hơn cho cảm giác cầm, thao tác đầm tay, chắc chắn, không còn cảm giác lõng lẻo khi cầm máy như trên các chiếc Sony A7x/ A7R xx trước hay như các dòng A6xxx khác.

2. Về sức mạnh của Sony A7R III:

Điểm khác biệt quan trọng nhất của A7R III so với thế hệ cũ là tốc độ chụp và tốc độ xử lý ảnh. Những ai dùng A7R II đều sẽ biết cái chậm khi chụp ảnh, đặc biệt khi ảnh RAW của A7R II lên đến hơn 85MB/tấm. Chip BionzX của A7R III có khả năng xử lý nhanh hơn thế hệ cũ 1.8 lần nhờ bổ sung chip ngoại vi front-end LSI tăng khả năng đọc/ghi dữ liệu lớn. Từ đó ISO hữu dụng tối đa cũng tăng lên 32000 và mở rộng đến 102400, dải dynamic range tăng lên 15-stop.

Tốc độ chụp liên tiếp của A7R III đã được nâng lên 10fps, trong khi chiếc A7R II chỉ chụp được 5fps. Bên cạnh đó máy cũng có màn trập điện tử, loại bỏ hoàn toàn tiếng ồn trong quá trình hoạt động. Chưa hết, bộ nhớ đệm của máy cũng được nâng cấp để có thể lưu 76 tấm ảnh RAW 14bit trong mỗi cú bấm máy, nhờ đó bạn có nhiều cơ hội hơn để bắt được các chủ thể chuyển động trong khung hình.

Về chất lượng hình ảnh, điểm nổi bật trên chiếc A7R III là nó được tích hợp tính năng Pixel Shift với kết quả cuối cùng cho ta một ảnh có độ sắc nét, độ tương phản và độ sâu màu tốt hơn, ngoài ra nó còn giúp khử nhiễu, răng cưa, moiré tốt hơn so với ảnh chụp thông thường.

Ngoài ra, Sony cũng nâng cấp hệ thống chống rung cảm biến. Trên bản A7R II, mức độ hiệu quả chống rung là 4.5 stop và trên A7R III, mức độ hiệu quả lên đến 5.5 Stop.

Khả năng kết nối: Wi-Fi với NFC và Bluetooth pairing qua Sony app PlayMemories.

Về pin thì với dung lượng pin gấp đôi tương đương với chiếc A9 cho cảm giác chụp đã hơn, không phải lo nghỉ nhiều lắm về cục pin như trên chiếc A7R II. Thực tế với nhu cầu chụp và xem ảnh trung bình mình có thể chụp lên khoản gần 600 tấm.

Điểm bị lược bớt đi trên chiếc A7R III này là khả năng cài thêm app thông qua PlayMemories Camera đã được bỏ đi, bây giờ bạn không thể cài thêm các chức năng hữu ích như app Timelapse...

Sau đây ta cùng xem Camera của chiếc Sony A7R III này sẽ làm được những gì qua những thử nghiệm sau:

3. Cách thực hiện Review:

Đa số các trường hợp máy cầm tay chụp, một số cảnh phơi đêm đặt máy lên chân máy và hẹn giờ chụp 2s/ 5s hoặc 10s tuỳ trường hợp để hạn chế rung cho ảnh, lấy nét tự động và lấy nét theo điểm.

Chụp trong các thời điểm, môi trường ánh sáng khác nhau: đủ sáng, sáng ngược, thiếu sáng, ban đêm, ánh sáng phức tạp...

Chụp trong các chế độ khác nhau của máy: A, P, S, M...

Ảnh trong bài được chụp thành từng cặp để so sánh:

Chụp tại các chế độ: hình resize kích thước chiều ngang 2048px và hình được crop 100% tại điểm lấy nét.

Một số hình ảnh so sánh ISO: lấy một số thông số ISO cố định tại cùng một thời điểm và so sánh dãi ISO thực tế trên máy và Dãi ISO mở rộng thêm

Hình ảnh nguyên bản, chỉ resize về chiều ngang 2048px để đưa lên bài.

Hình trong bài được crop 100% để xem độ sắc nét, chi tiết.

4. Review camera Sony A7R III:

a. Đầu tiên chúng ta sẽ thử khả năng bắt nét, tốc độ và độ chính xác AF, lấy nét theo mắt và tốc độ chụp 10fps:

Tốc độ chụp liên tục của máy được tăng lên mức 10fps với bộ nhớ đệm lưu được 76 ảnh JPEG hoặc 28 ảnh RAW không nén.

Hệ thống lấy nét của máy của máy vẫn có 399 điểm lấy nét theo pha nhưng đã được tăng lên 425 điểm lấy nét tương phản giúp cho việc lấy nét chính xác hơn. Cải thiện khả năng lấy nét bằng cách nhận diện mắt nhanh gấp 2 lần so với thế hệ trước.

A7R III có thể lấy nét được trong các điều kiện ánh sáng phức tạp, ánh sáng gắt hoặc tối tương đương với -3EV, có thể so sánh với chiếc Nikon D850 có thể lấy nét với khả năng -4EV nhưng với điểm lấy nét trung tâm mà thôi.

Ở trường hợp này, mình thử nghiệm một số điều kiện sau:

Khả năng lấy nét nhanh khi sử dụng kết hợp lấy nét điểm và sử dụng màn hình cảm ứng để chọn điểm:

Với việc hỗ trợ màn hình cảm ứng thì máy cũng hỗ trợ khả năng chạm để lấy nét rất nhanh chóng, đây là điều mà mình rất thích và cảm thấy rất hữu ích khi cần chụp và bố cục khung hình nhanh. Đa số các trường hợp mình sử dụng Live View và chọn điểm nét bằng cách chạm trên màn hình và sau đó chụp, không phải tốn nhiều thời gian cho việc di chuyển điểm nét hoặc lấy nét xong rồi mới bố cục lại khung hình như thuườmng lệ nữa.

Khả năng lấy nét khi ngược sáng, sử dụng màn hình cảm ứng để chọn điểm:

Ở trường hợp này, với ánh sáng ngược rất mạnh, ánh sáng chiếu trực tiếp vào ống kính, mình đang sử dụng chế độ lấy nét AFS lấy nét theo điểm, không kịp thời gian chuyển về AFC và mình sử dụng tiêu cự 70mm nên việc lấy nét theo chủ thể là chiếc chuyền máy đang chạy về rất khó, chưa nói là sẽ bị mất nét nếu máy khoá nét xong và chụp thì lúc đó chủ thể sẽ di chuyển đi ở một vị trí khác rồi. Và cuối cùng là do sử dụng lấy nét chạm chụp nên mới khó khả năng bắt nét và chụp nahnh được.

Thử tốc độ lấy nét với 399 điểm lấy nét theo pha và 425 điểm lấy nét theo tương phản, thử khả năng lấy nét theo mắt và chụp nhanh liên tục với tốc độ chụp 10fps:

Trường hợp thử khi bạn mẫu nữ đứng và nhảy liên tục trên tấm đệm nhún lò xo, máy để lấy nét tự động AFC, bấm chuyển sang bắt nét theo mắt và bấm chụp liên tục ở tốc độ cao nhất 10fps.

Mình đơn cử lấy ra hai tấm hình trong một lần bấm máy với khoản 100 tấm JPG và thử crop 100% chi tiết tại khuôn mặt để xem xét khả năng lấy nét chính xác của máy:

Với khẩu độ mở lớn F1.4 và tốc độ di chuyển của người mẫu liên tục, tuy nhiên A7R III vẫn có khả năng bắt đứng chính xác được khuôn mặt và mắt của người mẫu, mình thử crop 100% chi tiết ảnh tại khuôn mặt và nhận thấy đa số các ảnh có thấy được khuôn mặt và có thấy được mắt, máy bắt nét rất chính xác, hầu như không có hình nào bị lệch nét, duy chỉ có những hình mặt mẫu quay về hướng khác hay do tóc bay che hết khuôn mặt thì mới xảy ra tình trạng lấy nét sai thôi.

b. Thử chức năng Pixel Shift chỉ có trên chiếc A7R III:

Chức năng chụp Pixel Shift có trên A7R III thực tế là không mới vì trước đây đã có một vài hãng máy ảnh khác đã sử dụng tính năng tương tự. Tuy nhiên, chức năng Pixel Shift trên A7R III hoạt động với nguyên lý dựa vào chức năng chống rung của cảm biến để dịch chuyển mỗi cạnh 01 pixel và chụp tổng cộng 4 tấm ảnh khác nhau ở độ phân giải cao nhất, định dạng RAW 14bits và khoảng thời gian giữa các tấm ảnh chụp có thể được chỉnh từ 1s đến 30s, tuy nhiên, do giới hạn ở phần cứng máy ảnh nên việc ghép lại file hoàn chỉnh Pixel Shift sẽ được thực hiện trên máy tính bằng phần mềm Sony Imaging Edge mà thôi chứ không phải ghép trực tiếp trên máy ảnh.

Kết quả cuối cùng cho ra tấm ảnh vẫn giữ nguyên độ phân giải 42MP, tuy nhiên nó có khả năng thể hiện chi tiết cao nhất và màu sắc bảo toàn nhất cũng như khả năng khử noise, răng cưa, moiré tốt hơn so với ảnh chụp thông thường.... cho ảnh tốt hơn, cho ảnh nét hơn, nhiều chi tiết hơn và chống các hiện tượng quang học xấu hiệu quả hơn nhờ công nghệ Pixel Shift Multi Shooting. Nhược điểm là nó chỉ có thể chụp những chủ thể cố định hoàn toàn, nếu trong khung cảnh có chuyển động thì việc ghép file lại sẽ xảy ra lỗi và hình sẽ không dùng được.

Chức năng chụp Pixel Shift này chỉ có trên A7R III, chiếc A9 không được trang bị.

Phương pháp thử: máy để lên chân cố định, hẹn giờ 5s chụp để hạn chế tối đa sự rung động tác động lên ảnh. Bên dưới mình có kèm link ảnh Full độ phân giải để các bạn tham khảo và soi thêm: Link hình Pixel Shift Sony A7R III

Trường hợp chụp thử ảnh tĩnh, ánh sáng tự nhiên:

Trường hợp chụp thử với ánh sáng nhân tạo, điều kiện thiếu sáng, ISO cao:

Trường hợp chụp thử ảnh rộng, phong cảnh:

Trường hợp chụp có chủ thể chuyển động: ở đây là các cành lá chỉ di chuyển rất ít, tuy nhiên khi ghép lại các bạn có thể thấy chi tiết tại mép lá đã bị hư nhiều so với tấm ảnh tĩnh chụp.

c. Thử khả năng cân bằng trắng của A7R III:

Về tổng thể thì hầu như các trường hợp hình ảnh của Sony A7R III cho ra ảnh với độ cân bằng trắng tốt, gần giống với màu sắc thực tế khi chụp.

Ảnh của A7R III khi chụp tự động cân bằng trắng cho ra ảnh thiên tone ấm, nhất là những ảnh chụp chân dung, A7R III cho ra tone màu da trắng hồng, ấm nhẹ, độ chuyển tone màu da nhẹ nhàng, không quá gắt

Thử chụp một số ảnh phong cảnh và thử chụp chân dung với tone màu trắng hồng ở da người mẫu:

d. Độ sắc nét 42MP trên A7R III làm được gì?

Nói chung, nếu chỉ mới nhìn vào thông số cấu hình thì chúng ta không thấy sự khác biệt hay nâng cấp gì nhiều về độ phân giải trên chiếc A7R II và A7R III, cả hai đều sở hữu độ phân giải 42MP, Cảm biến độ phân giải cao hơn cho kích thước ảnh lớn hơn, nhiều chi tiết hơn, kết hợp với dải dynamic range rộng cho nhiều chi tiết hơn ở vùng sáng và tối trong các tình huống ánh sáng chênh lệch mạnh. Nếu bạn muốn biết 42MP chi tiết như thế nào thì có thể xem ảnh chụp thử các điều kiện phía dưới đây.

Chi tiết các sợi gân trên lá và các hạt sương lên rất tốt kể cả khi chụp với khẩu độ mở lớn F2.8, ở tấm dưới ta có thể dễ dàng thấy được đường biên của lá cải thể hiện lên rất tốt.

Với độ phân giải 42MP trên A7R III và như hình chụp ở trên, các bạn có thể thấy nếu ta lấy ảnh gốc chưa crop của A7R III đi in ảnh với độ phân giải 240dpi thì ta hoàn toàn có khả năng in được với kích thuước lên đến 84x56cm mà chưa phải phóng ảnh lên, đây là một con số không hề nhỏ, nó sẽ giúp ích nếu bạn cần crop nhiều hoặc in ấn quảng cáo... cần khổ ảnh lớn.

e. Thử ISO:

Dãi ISO trên chiếc A7R III đã được tăng lên từ 100 đến 32000 hơn một ít so với chiếc A7R II chỉ 100-25600, khả năng mở rộng ISO vẫn được giữ nguyên từ 50-102400.

Máy để lên chân cố định, hẹn giờ 5s chụp để hạn chế tối đa sự rung động tác động lên ảnh. Máy tắt hết các chế độ khử noise và khử noise khi chụp phởi sáng lâu. Hình được Crop 100% chi tiết tại vùng lấy nét để xem khả năng xử lý noise của máy và chi tiết còn lại khi tăng lên quá cao.

Dãi ISO mặc định trên máy từ ISO 100-32000

Dãi ISO mở rộng từ ISO 50-102400

Với dãi ISO cố định của máy, ta thấy việc A7R III có thể xử lý nhiễu rất tốt, kể cả tại ISO cao 32000, các chi tiết vẫn còn thể hiện rất tốt, trên tổng thể ảnh khi được crop 100% rất ít noise và mất chi tiết.

Với dãi ISO mở rộng, khi ta tăng ISO lên đến mức 51200 thì bắt đầu mới có hiện tượng mất/ bệt các chi tiết tại các vùng tối quá, còn về tổng thể hình ảnh thì tại mức ISO 80000 chúng ta vẫn có thể sử dụng được.

f. Thử dãi Dynamic range (15 stops)

Mình thử khả năng thể hiện dãi Dynamic range với khả năng chênh 15 stops trên A7R III, toàn bộ hình chụp ở chế độ RAW 14bit không nén, sử dụng phần mềm Sony Imaging Edge để xử lý file RAW, tăng và giảm sáng lần lượt từ 0EV cho đến +/- 2EV. Hiện tại chỉ có phần mềm Imaging Edge mới có thể nhận được file RAW của A7R III nên mình không thể dùng các phần mềm khác như Lightroom hoặc Photoshop để tăng giảm EV hơn +/- 2EV được.

Trong điều kiện thiếu sáng: thử crop 100% chi tiết tại hai vùng sáng nhất và tối nhất trên toàn khung cảnh.

Ảnh chụp toàn cảnh:

Ảnh Crop 100% chi tiết tại vùng sáng nhất:

Tại vùng sáng nhất là khu vực các bóng đèn trên ảnh, khi ta tăng EV lên ở mức +2EV, các chi tiết cây cối và lá cây được thể hiện lên khá và khi giảm EV xuống mức -2EV thì ta có thể cứu được chi tiết vùng ánh sáng đèn điện xung quanh khá nhiều.

Ảnh Crop 100% chi tiết tại vùng tối nhất:

Tại vùng tối nhất trên ảnh, khu vực triền núi, nếu để đo sáng tự động, ta khó có thể thấy được chi tiết ở các vùng đó, khi tăng EV lên các mức +1EV và +2EV thì chi tiết cây cối đã rỏ hơn rất nhiều, ta có thể thấy được các vùng và khối của lá cây cũng như màu sắc thể hiện.

Trong điều kiện đủ sáng và ngược sáng: thử crop 100% chi tiết tại hai vùng sáng nhất và tối nhất trên toàn khung cảnh.

Ảnh chụp toàn cảnh:

Ảnh Crop 100% chi tiết tại vùng sáng nhất ở nền trời cũng như vùng trung gian và vùng tối nhất ở dưới mái nhà:


Nói về khả năng thể hiện dãi Dynamic range với khả năng chênh 15 stops trên A7R III cũng rất ấn tượng.

Một tấm ảnh có dãi Dynamic range lớn giúp bạn có thể giữ được các chi tiết tại vùng sáng nhất cũng như vẫn có thể tăng lên để lấy được chi tiết ảnh ở vùng tối nhất khi ta cố ý chụp với độ nhạy sáng thấp để giảm noise trên ảnh. Việc hậu kỳ trở nên dễ dàng hơn khi bạn xử lý bằng file RAW và chỉ vài thao tác tăng giảm highlight và shadow. Tuy nhiên trước mắt ta chỉ có thể chỉnh RAW của A7R III bằng phần mềm của hãng mà thôi.

g. Chống rung 5.5 stops: chụp test ban đêm tốc độ thấp

Trên chiếc A7R II, mức độ hiệu quả chống rung là 4.5 stop và trên A7R III, mức độ hiệu quả lên đến 5.5 Stop. Giảm được được 1-Stop tốc độ là một cải thiện rất đáng kể để bắt được khoảnh khắc khi điều kiện ánh sáng bất lợi hơn.

Về khả năng chống rung, mình có thử cầm chụp một số trường hợp ở các tiêu cự ngắn với góc rộng, tốc độ được kéo xuống rất thấp hay những cảnh chụp với tiêu cự trung bình dưới 150mm cho đến 400mm cầm tay thì thấy khả năng chống rung 5.5 stops trên A7R III cũng khá đáng giá.

Crop 100% chi tiết tại vùng lấy nét để xem khả năng chống rung

Cầm tay chụp, để ISO tự động, chế độ A và khoảng cách đến chủ thể khoảng 5m, tốc độ chụp bị đẩy xuống còn 1/15s nhưng các chi tiết vẫn thể hiện tốt, không thấy rung.

Trường hợp chụp chủ thể là cụm hoa dã quỳ, khoảng cách cỡ 100m, để tiêu cự 400mm cầm tay, bật chống rung và kết quả cho ra rất ấn tượng, khi crop 100% chi tiết tại bông hoa ta vẫn còn có thể thấy được các chi tiết cánh hoa cũng như con ruồi rõ ràng.

Kết luận:

Chiếc Sony A7R III này tiếp nối sức mạnh của dòng Full-Frame không gương lật Sony, hỗ trợ tối đa cho nhu cầu chụp ảnh chuyên và bán chuyên nghiệp, thể loại ảnh phong cảnh, studio, thương mại cũng như hỗ trợ dân quay phim tốt hơn.

Những nâng cấp mà Sony trang bị cho A7R III sẽ thực sự đáng giá nếu bạn là người mong chờ tính bền bỉ, tính ổn định, chất lượng ảnh/video, đặc biệt là những ai có nhu cần in ấn hay chụp ảnh thương mại. Nếu bạn đặt chất lượng ảnh/video lên hàng đầu thì A7R III sẽ phù hợp hơn.

Tuy nhiên chiếc A7R III này vẫn còn một số điểm chưa tốt lắm nếu vẫn chưa xử lý được các vấn đè sau như: việc giới hạn chức năng cảm ứng của màn hình, việc chỉ có 01 khe thẻ có khả năng hỗ trợ UHS-II mà thôi hay việc nâng cấp thêm dung lượng pin lớn hơn giúp máy có thể chụp hoặc quay nhiều hơn trong một lần sạc... giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn trong việc chuyển đổi từ các dòng chuyên/ bán chuyên DSLR sang.

Cám ơn các bạn đã theo dõi.

TIN LIÊN QUAN

Sony A7RM3: hàng loạt các tính năng cao cấp đi cùng với cấu hình mạnh

A7RM3 tập trung mạnh nhất vào chất lượng hình ảnh và video trong khi A9 thiên về khả năng chụp nhanh để phục vụ chụp thể thao.

3 chiếc máy ảnh Mirrorless dành cho người mới tập chơi dưới 15 triệu đồng

Fujifilm X- A3 là dòng máy ảnh mirrorless có thể thay ống kính dành cho người mới chụp hình. Máy được cài đặt tự động nhiều thông số nên việc bạn cần làm nhắm được mục tiêu và bấm nút chụp mà không cần phải điều chỉnh các thông số sao cho hợp lý.

So sánh Sony A9 và Sony A7R Mark II

Sức mạnh của A7R Mark II cách đây 2 năm đã được tái hiện và nâng cấp vượt trội hơn khá nhiều với một siêu phẩm mới: máy ảnh Sony A9. Không còn ở phân khúc cao cấp như đàn anh, A9 được xem là bước lột xác của dòng mirrorless để cạnh tranh cùng những

Sony A9 và bước chân đầu tiên tiến vào thị trường máy ảnh chuyên nghiệp

Kể từ khi ra mắt, Sony A9 là chiếc máy ảnh không gương lật (Mirrorless) đầu tiên trên thế giới hứng chịu nhiều soi mói đến như vậy. Lời khen có, lời chê cũng có nhưng rốt cục thì mọi người đều phải công nhận: “Sony bắt đầu tiến vào thị trường máy

Những điểm đáng chú ý của chiếc A7R III cảu Sony

Còn nhớ cú đột phá khi đó của Sony chính là giá bán chỉ khoảng 32.5 triệu đồng (trừ cái đèn tặng khuyến mãi FM-32).

[IFA 2017] Sony RX0: máy quay 4K bền + nhỏ gọn, có thể ghép thành bộ nhiều chiếc, 700$

Sử dụng cảm biến 1 inch Exmor RS CMOS độ phân giải 15,3 megapixel và ống kính fixed 24mm F4 với góc rộng. Định dạng cảm biến này cũng từng được xài cho một số máy ảnh PnS cấp cao của Sony như RX100. Chiếc RX0 hỗ trợ quay phim 4K, quay slow motion

Sau 40 năm dùng Canon, phóng viên ảnh David Burnett đã chuyển sang dùng máy mirrorless của Sony

Ông có đăng tải 1 đoạn video trên Vimeo để chia sẻ các lý do đưa đến quyết định này.

Ngày mai 25/9, Panasonic công bố 2 máy ảnh mới, có IBIS, quay 4K60p và 3 lens full frame ngàm L mới

Điều vô cùng hấp dẫn hơn cả đó là hai máy ảnh mirrorless full frame mới không chỉ có một công Panasonic chế tạo, mà còn sử dụng ngàm ống kính SL của Leica và ba ống kính ngàm SL full frame từ Sigma sẽ được công bố cùng lúc.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn xem mật khẩu đã lưu trên Chrome cho Android

Cuối cùng người dùng Android cũng được bổ sung tính năng xem mật khẩu đã lưu, vốn quá quen thuộc trên Chrome máy tính. Chỉ cần cập nhật lên Chrome 62 bạn sẽ xem được mọi mật khẩu đã lưu ngay trong ứng dụng, thay vì

WP - Giao diện Top News tuyệt vời làm Website tin tức

Giao diện phù hợp với các website có lưu lượng truy cập lớn và tối ưu hóa hình ảnh được tải lên nhằm giảm thiểu lưu lượng dữ liệu đưa lên máy chủ. Thiết kế của giao diện Top News thì đây là một hệ thống khá tốt cho

Hướng dẫn kích hoạt tính năng Windows Subsystem for Linux(WSL)trên Windows 10 Fall Creators

'Windows Subsystem for Linux' ( gọi tắt là WSL) là tính năng mới vừa được Microsoft thêm vào trên Windows 10 Fall Creators. Đây là một hệ thống ảo cho phép các lập trình viên sử dụng phiên bản đầy đủ của Linux ngay

Trải nghiệm trước POCO Launcher phiên bản Beta trên mọi smartphone Xiaomi

Theo Xiaomi, phiên bản chính thức của POCO Launcher sẽ được phát hành trên CH Play vào ngày 29 tháng 8 tới đây. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, bạn đọc vẫn có thể trải nghiệm trước POCO Launcher phiên bản Beta bằng

Cách thiết lập chế độ ưu tiên mạng Wifi trên Android và iPhone

Wifi đã trở nên phổ biến, bạn thậm chí có thể sử dụng các dịch vụ khác nhau để tìm các điểm truy cập Wifi miễn phí gần bạn. Mặc dù điều này rất có lợi nhưng nó cũng có nghĩa là có quá nhiều tín hiệu cạnh tranh trong

ĐÁNH GIÁ NHANH

Mitsubishi Outlander CKD 2018: Có cạnh tranh được với Mazda CX-5 và Honda CR-V không?

Phân khúc xe gầm cao trong tầm giá khoảng 1 tỷ đồng ở Việt Nam hiện đang cực kỳ sôi động với Honda CR-V, Mazda CX-5, Nissan X-Trail hay các đại diện Hàn Quốc như Kia Sorento, Hyundai Tucson. Trong bối cảnh rất

Đánh giá USB iXpand OTG: "Ổ cứng mini" cho iPhone

Ngoài khả năng lưu trữ dữ liệu, khi sử dụng Sandisk iXpand 32 GB này, bạn còn có thể an tâm hơn vì nếu iPhone của bạn bỗng dưng 1 ngày bị hư thì dữ liệu và hình ảnh của bạn vẫn còn ở đó.

Đánh giá chi tiết pin Samsung Galaxy C9 Pro - gần 22 tiếng sử dụng

Qua thử nghiệm thực tế, C9 Pro cho thời gian sử dụng hỗn hợp 21 tiếng 45 phút, onscreen được hơn 8 tiếng rưỡi và xem phim liên tục được gần 20 tiếng.