*Lưu ý: Bài viết được xuất bản lần đầu vào tháng 3 và nay được cập nhật thêm những thông tin mới.
Hơn 2 năm trước, tại hội nghị I/O của mình, Google từng nhá hàng Project Jacquard - một dự án từng bị giới mê hi-tech phớt lờ và trêu chọc do quá... viễn tưởng.
Nhưng nay, khi đã đến khoảng thời gian chín muồi của công nghệ cộng thêm việc bắt tay cùng hãng thời trang danh tiếng Levi's, gã khổng lồ tìm kiếm đã sẵn sàng bán ra jacket thông minh đầu tiên với mức giá 350 USD (khoảng 8 triệu đồng).
Commuter Trucker Jacket (CTJ) là gì? Công dụng của nó ra sao?
Do ảnh thời xưa nên chất lượng không cao, mong các bạn thông cảm.Để biết được chính xác nguồn gốc của tên gọi dài ngoằng kia, có lẽ chúng ta cần quay về giai đoạn những năm 1800 'hồi đó'. Khi ấy, Levi's bắt đầu tạo dấu ấn bằng những sản phẩm quần jeans dệt bởi chất liệu mà đối tượng khách hàng chính của họ (những anh thợ mỏ) yêu thích, gọi là denim.
Trải qua gần vài trăm năm, đến giai đoạn những năm 2000, hãng thời trang danh tiếng Levi's vẫn giữ lại và tiếp tục phát triển dòng sản phẩm này với thương hiệu toàn cầu - Commuter, chủ yếu dành cho người lao động (chân tay) trong thành phố.
Được biết hiện tại, tên gọi này vẫn còn và đang được dùng để đặt cho một loại áo khoác mới ra mắt, đó là chính Commuter Trucker Jacket mà ta đang nói.
Theo thông tin từ trang mới nhất từ The Verge, sau một khoảng thời gian dài thai nghén, cuối cùng sản phẩm này cũng được bán ra tại các store của Levi's trên khắp thế giới, bắt đầu từ ngày 27/9 vừa qua.
Và tin vui là nó có thể hoạt động với cả người dùng iPhone lẫn smartphone Android.
Nói về công nghệ và tính năng, Google & Levi's tiết lộ: Họ phải mất khá nhiều thời gian, công sức để tích hợp các sợi điện dung lõi đồng vào quá trình dệt may loại áo khoác này với phương châm 'muốn tạo ra một bộ quần áo chứ không phải một thiết bị đeo tiện ích'.
Thế nên, cả hai bên đều có trách nhiệm riêng để cùng xây dựng chung một cái áo thông minh trông thời trang và chẳng khác thời áo khoác thường để tiện lợi khi sử dụng hàng ngày. Quan trọng hơn cả là nó phải chịu được các điều kiện tự nhiên như nắng, mưa, giặc, sấy hay phơi trong nước và nhiệt độ cao.
Và để sử dụng, khách hàng cần gắn thêm một thiết bị nhỏ vào cổ tay trái. Sau đó tải thêm một ứng dụng trên điện thoại rồi tiến hành thiết đặt theo chỉ dẫn.
Tạm thời, CTJ hỗ trợ 3 cử chỉ chính bao gồm: Vuốt ra, vuốt vào và double tap.
Các lệnh vuốt, chạm này sẽ được ghi nhận và truyền tín hiệu đến để điều khiển smartphone để chơi nhạc, nhận cuộc gọi hay điều hướng qua âm thanh phản hồi,... tuỳ vào cách mà người dùng lựa chọn. Còn khi muốn tắt máy, bạn chỉ cần dùng tay nắm lấy phần vải gần thiết bị bluetooth đi kèm.
Nhìn từ CTJ để thấy xa hơn về tương lai của thiết bị đeo
Như đã từng chứng minh, với sự vắng bóng ở triển lãm MWC hồi đầu năm và gần hơn là IFA 2017, có quá ít hãng giới thiệu smartwatch mới có tính năng nổi trội, người ta đang nghi ngờ về tương lai của thiết bị đeo hơn bao giờ hết.
Mà nay, khi CTJ ra đời với độ tiện dụng cao hơn, chắc chắn wearable lại càng bị người dùng ghẻ lạnh.
Mặc dù nói là nói như thế nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận lại vấn đề một cách công bằng: Sẽ có rất ít người chấp nhận bỏ ra số tiền hơn 8 triệu để mua một cái áo khoác, cho dù nó có là đồ hiệu đi chăng nữa.
Thay vào đó ở thời điểm (mà mình tạm gọi là) sơ khai của thiết bị đeo, khách hàng có thể lựa chọn những món phụ kiện rẻ hơn để trải nghiệm thử, chẳng hạn như Xiaomi Mi-Band 2 (chỉ tầm 550.000 đồng).
Còn bạn, nếu có điều kiện, bạn có muốn trải nghiệm CTJ không? Và bạn thấy nó như thế nào? Hãy comment chia sẻ bên dưới nhé!
**Trong bài có sử dụng hình ảnh - video từ The Verge, Dust Factory Vintage & Levi's.
Xem thêm: Smartwatch - Thiên thời, địa lợi, nhưng... nhân chưa hòa?
Biên tập bởi Tech Funny