Protein tạo ra từ điện xóa tan nỗi lo an ninh lương thực toàn cầu

Một lượng nhỏ protein đơn bào vừa được sản xuất thành công nhờ sử dụng điện và khí carbon dioxide (CO2). Nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Lappeenrante (LUT) và Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Phần Lan VTT.
Protein tạo ra từ điện xóa tan nỗi lo an ninh lương thực toàn cầu

Mẫu hỗn hợp thành phẩm chứa protein thu được từ công trình nghiên cứu.
Với phương pháp này, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ mở ra hướng đi giải quyết vấn đề an ninh lương thực cho cả con người và loài vật. Loại protein trên cũng có thể được sản xuất nhờ vào năng lượng tái tạo từ các tấm pin mặt trời.
'Trên thực tế, tất cả nguyên liệu thô đều được lấy từ không khí, nhờ vậy công nghệ chuyển hóa protein có thể ứng dụng tại những vùng hẻo lánh như sa mạc, nơi phải đối mặt với nạn đói', Juha-Pekka Pitkänen, Giám đốc khoa học tại trung tâm VTT giải thích.
Bên cạnh vai trò tạo ra nguồn lương thực cho con người, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu để sản xuất thức ăn cho động vật. Protein được làm từ điện và CO2 giúp giải phóng nhiều diện tích đất nuôi trồng để phục vụ mục đích khác như tái tạo rừng.
So sánh với nông nghiệp truyền thống, phương thức sản xuất protein mới không yêu cầu địa điểm với các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm hay chất lượng đất. Công nghệ cho phép tạo ra thức ăn chăn nuôi ở bất kỳ nơi đâu chỉ với dây chuyền có kích thước nhỏ đặt trong nông trại.

Các dụng cụ thí nghiệm tạo ra protein tại Đại học Công nghệ Lappeenrante.
Phương pháp không sử dụng hóa chất độc hại, chỉ dùng một lượng chất tương tự phân bón trong dây chuyền khép kín. Nhờ vậy thiết bị không gây ra những tác động xấu tới môi trường như ô nhiễm nguồn nước hay tạo ra các loại khí nhà kính, giáo sư Jero Ahola tại LUT cho biết.
Theo tính toán, quá trình sản xuất lương thực từ điện có thể tiết kiệm năng lượng gấp 10 lần so với quang hợp truyền thống được dùng trong nuôi trồng đậu nành và các sản phẩm khác. Trung bình phải mất đến 2 tuần để tạo ra 1 gram protein, sử dụng các thiết bị phòng thí nghiệm có kích cỡ nhỏ như chiếc cốc.
Hỗn hợp tạo ra từ điện có giá trị dinh dưỡng cao, với hơn 50% là protein và 25% carbonhydrate. Phần còn lại bao gồm chất béo cùng axit nucleic. Tỷ lệ này cũng có thể thay đổi trong quá trình làm ra sản phẩm.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học hướng đến sản xuất thí điểm với số lượng nhiều hơn, phục vụ cho nghiên cứu thức ăn gia súc và con người, tạo bước đệm cho việc thương mại hóa.
Nghiên cứu trên là một phần của dự án về năng lượng Neo-Carbon thực hiện bởi LUT và VTT. Mục tiêu chương trình nhằm phát triển hệ thống năng lượng có thể tái tạo, không khí thải. Dự án được tài trợ bởi Quỹ Học viện Phần Lan trong thời gian 4 năm.
Hoàng Phương
Theo Đời sống & Pháp lý

TIN LIÊN QUAN

Tế bào gốc tim mạch làm chậm tiến trình lão hóa

Nghiên cứu mới trên loài chuột phát hiện khi sử dụng tế bào gốc tim mạch, tiến trình lão hóa bị làm chậm và đảo ngược.

Các nhà khoa học tìm ra tế bào não điều khiển tốc độ lão hóa

Việc tìm ra tế bào não kiểm soát tốc độ lão hóa có thể giúp các nhà khoa học làm chậm, thậm chí đảo ngược quá trình.

Các nhà khoa học nghiên cứu thành công vắc xin giúp cai nghiện ma túy

Sau các cuộc thử nghiệm thành công, loại vắc xin này mang lại hy vọng cho những người sử dụng ma túy trong giai đoạn cai nghiện.

Giấy vệ sinh đã qua sử dụng cũng có thể tạo ra điện

Các nhà khoa học Hà Lan đã tạo ra hệ thống có thể biến giấy vệ sinh đã qua sử dụng thành điện năng, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Jack Ma đầu tư 15 tỷ USD nghiên cứu công nghệ mới nổi

Khoản tiền đầu tư nghiên cứu trị giá 15 tỷ USD của Jack Ma sẽ tập trung vào một số lĩnh vực như công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo...

Công nghệ mới giúp giấy có thể tẩy đi in lại tới 80 lần

Các nhà khoa học Mỹ đã phát minh loại giấy in bằng ánh sáng có thể tẩy đi in lại tới 80 lần, giảm chi phí in ấn và nạn chặt phá rừng.

Các nhà khoa học đã tổng hợp được một dạng carbon mới, cứng hơn kim loại và đàn hồi hơn cả cao su

Bằng cách đốt nóng carbon đến mức 1.000 độ C, các nhà khoa học đã khám phá ra một dạng cấu trúc nguyên tố mới.

Nghiên cứu mới chứng minh chơi game gây thay đổi cấu trúc não bộ

Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học cho biết chơi game có thể gây thay đổi nhiều phần trên cấu trúc não bộ.

THỦ THUẬT HAY

Flickr Chrome Extension - Có ngay bức ảnh đẹp mỗi khi mở Tab mới

Nếu bạn đã quá nhàm chán với giao diện mặc định của Tab mới trên trình duyệt Chrome, Flickr Extension sẽ giúp bạn tạo một không gian mới có giao diện hoàn toàn mới mẻ. Nhờ tiện ích này bạn có thể tùy biến New Tab với

Hướng dẫn tạo các kiểu chữ khác biệt cho các dòng chữ trên status

Để những dòng chữ trong status được trình bày một cách khác biệt, trước tiên bạn cần truy cập vào một trong 2 trang web dưới đây để thay đổi font chữ.

Độc và lạ cùng loạt tính năng hay ho khi sử dụng iPhone

iPhone dần trở thành smartphone được yêu thích và phổ biến với bất kỳ người dùng. Thế nhưng một số người dùng chắc chắn sẽ chưa biết các mẹo cực...

4 cách để cài đặt máy in mặc định trên Windows 11

Mặc định, Windows sẽ cài đặt máy in được sử dụng gần đây làm mặc định. Nhưng nếu bạn kết nối nhiều máy in với máy tính của mình thì dưới đây là 4 cách để cài đặt máy in yêu thích làm mặc định trên Windows 11.

Cách bật màn hình 120Hz(ProMotion)trên iPhone 13 Pro và 13 Pro Max

Cách bật màn hình 120Hz (ProMotion) trên iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max, giúp cho mọi chuyển động trên iPhone của bạn trở nên mượt mà và tiết kiệm pin hơn...

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá chi tiết Galaxy J6: Có đáng lựa chọn trong tầm giá 5 triệu không?

Nhỏ và Dài là 2 cảm nhận đầu tiên của mình khi cầm vào Galaxy J6, dù là một thiết bị có màn hình đến 5,7 inch, nhưng cảm giác cầm chiếc J6 trên tay chỉ bằng cầm một chiếc iPhone “phiên bản không plus” với màn hình 4.7