Vi mạch sử dụng quang tử không sinh nhiệt và có tốc độ xử lý thông tin cao hơn.
Đột phá về công nghệ này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các mạch tích hợp quang tử, nguyên lý có trong những máy tính sử dụng ánh sáng thay vì electrons để quản lý và lưu trữ dữ liệu. Nếu thành công, hệ thống sẽ không phải chịu sự can thiệp của điện tử, điều khiến máy sinh nhiệt và tiêu tốn nhiều năng lượng.
Tốc độ của ánh sáng được cho là hữu ích trong ngành viễn thông tuy nhiên lại quá nhanh với máy tính để có thể xử lý. Theo báo cáo trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu đã có thể tạo ra loại vi mạch giúp làm chậm tốc độ ánh sáng bằng cách biến nó thành sóng âm thanh.
Giám sát dự án, Tiến sỹ Birgit Stiller cho biết thông tin dạng sóng âm trong vi mạch di chuyển chậm gấp 5 lần cấp khuếch đại so với sóng quang. Sự khác nhau được ví với tia sét và tia lửa điện.
Video mô tả nguyên lý hoạt động của mô hình.
Ánh sáng hiện được dùng trong ngành viễn thông nhưng khi tín hiệu đến các thiết bị điện tử, dữ liệu được truyền đi phải thông qua electrons. Rất nhiều công ty đang nghiên cứu khả năng chuyển đổi, chỉ sử dụng những mạch tích hợp quang tử. Cho đến nay vẫn chưa có một thiết kế nào thành công trong việc tạo ra vi mạch ổn định và có thể sử dụng. Thành tựu lần này là bước tiến gần hơn tới khả năng hiện thực hóa máy tính quang tử.
Trong khi quản lý nhiệt chỉ là vấn đề không đáng lưu ý đối với người sử dụng máy tính hàng ngày, nó lại đóng vai trò quan trọng đối với những server lớn hay siêu máy tính. Việc chuyển đổi sang hệ thống quang tử sẽ giúp việc quản lý năng lượng do nhiệt hao phí tốt hơn.
Đồng tác giả dự án, Giáo sư Benjamin Eggleton đánh giá công trình nghiên cứu sẽ là bước tiến lớn trong khoa học về lĩnh vực xử lý thông tin quang. Khái niệm này hoàn toàn đáp ứng được những điều kiện của hệ thống giao tiếp bằng ánh sáng trong hiện tại và tương lai. Những thiết bị quang tử sẽ là cầu nối giữa các mẫu máy tính thông thường và thế hệ máy tính quang tử tiếp theo.
Hoàng Phương
Theo Đời sống & Pháp lý