Trước hết, đây là 3 điều rút ra từ chuyến sang Việt Nam của Pierre Flores
1/ Tinh thần võ học đưa Flores đến Việt Nam
Mục đích thật sự của Flores khi đến Việt Nam vẫn đang gây tranh cãi, khi có quan điểm cho rằng, võ sư 41 tuổi người Canada này chỉ muốn đánh bóng tên tuổi và hạ thấp võ thuật Việt Nam thông qua việc giao đấu với các đối thủ chênh lệch về cân nặng, tuổi tác để dễ dàng giành chiến thắng.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải thừa nhận, Flores đến Việt Nam đầu tiên là vì tinh thần võ học.
Flores nhận định: nội công giống như “truyền điện” của võ sư Huỳnh Tấn Kiệt – chưởng môn phái Nam Huỳnh Đạo là vô lý, và cất công đến tận Việt Nam để chứng minh điều đó cho toàn bộ giới võ thuật.
[/i]Nội công khó tin của võ sư Huỳnh Tuấn KiệtVé máy bay khứ hồi từ Canada, chi phí ăn ở, di chuyển tại Việt Nam trong những ngày vừa qua, chắc chắn là không nhỏ, nhưng Flores chấp nhận để đổi lấy sự thật.
Ít nhất là cho đến lúc này, Flores nhận về khá nhiều tai tiếng, và chưa có thông tin gì về việc võ sư người Canada được tài trợ bởi một nhãn hàng nào đó.
2/ Chiến thắng sẽ đến dễ dàng, nếu giao đấu với những đối thủ chênh lệch
Cả 2 võ sư Việt Nam, Đoàn Bảo Châu (52 tuổi, cao 1m61, nặng 62kg) lẫn Trần Lê Hoài Linh (59 tuổi, nặng 65kg) hoàn toàn không thể là đối thủ cân xứng với Flores (41 tuổi, cao 1m80, nặng 91kg).
Tất nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng “mạnh được yếu thua”, nhưng võ thuật vốn là môn thể thao đối kháng, đòi hỏi nhiều khả năng về thể chất. Các cuộc thi võ đều được phân chia theo hạng cân để đảm bảo sự công bằng.
Vì vậy, nếu hai đối thủ có sự chêch lệch quá lớn về chiều cao, cân nặng và cả độ tuổi thì thắng thua gần như đã được quyết định từ trước khi trận đấu diễn ra.
Cuộc đối đầu không cân sức giữa Flores và Đoàn Bảo Châu3/ Tầm ảnh hưởng của truyền thông
Flores, Huỳnh Tấn Kiệt hay cả môn phái Nam Huỳnh Đạo là những cái tên xa lạ với người dân Việt Nam, nhưng chỉ trong vòng gần 1 tuần qua, họ gần như trở thành những “ngôi sao showbiz”.
Những bài báo về chủ đề Flores – Huỳnh Tấn Kiệt lên trang nhất với tần suất dày đặc.
Những lời thách đấu Flores liên tục xuất hiện, từ võ sư, dân thường đến cả... phó chủ tịch công ty bảo vệ.
Cả báo chí Trung Quốc cũng đưa tin về sự kiện Flores. Chưa bàn đến ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, chỉ biết rằng, Flores khiến làng võ Việt Nam dậy lên một cơn sóng.
Vậy, nhìn từ Flores, BKAV cần rút ra bài học gì cho Bphone 2?
1/ Nỗ lực cải tiến sản phẩm
Flores bỏ công sức, tiền của, chấp nhận tai tiếng đến Việt Nam chứng minh điều ông ta cho là sai.
Vậy BKAV, nếu muốn Bphone 2 thành công, phải nỗ lực chứng minh rằng, đây là một chiếc smartphone thực sự tốt về mọi mặt: thiết kế, phần cứng lẫn phần mềm, chứ không phải quảng cáo “tốt nhất thế giới” nhưng sản phẩm liên tục dính lỗi.
Họ phải trang bị cho Bphone 2 những tính năng thực sự cần thiết với người dùng, chứ “truyền dữ liệu nhanh nhất thế giới” như TransferJet trên Bphone đời đầu để làm gì, khi chẳng có smartphone nào khác hỗ trợ công nghệ ấy?
TransferJet trên Bphone (2015) có tốc độ truyền tải rất nhanh, nhưng vô dụng2/ Lựa chọn sân chơi phù hợp
Khi giới thiệu Bphone thế hệ thứ nhất, BKAV có tham vọng đánh bại những gã khổng lồ như Samsung hay Apple để vươn lên trở thành nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Chẳng mấy chốc, tham vọng ấy trở thành mơ mộng hão huyền.
Chúng ta cần có ước mơ và hoài bão, nhưng cũng cần có lộ trình hợp lý để thực hiện.
Thị trường smartphone rất khốc liệt, không hề có những đối thủ chênh lệch như 2 võ sư lớn tuổi của Việt Nam, nhưng cũng có những đối thủ vừa tầm mà BKAV hoàn toàn có thể cạnh tranh như: OPPO, Huawei, Xiaomi, Vivo, hay người anh em Mobiistar, trước khi nghĩ đến chuyện lật đổ những gã khổng lồ.
BKAV hãy chiến thắng đối thủ trong nước là Mobiistar trước khi nghĩ đến chuyện vươn xa hơnMột sản phẩm chất lượng, lợi thế thương hiệu Việt, kênh phân phối tốt và quan trọng nhất là mức giá hợp lý sẽ đưa Bphone 2 đến gần hơn với người dùng.
3/ Cải thiện công tác truyền thông
BKAV đã và đang làm tốt công tác truyền thông cho cả Bphone đời đầu và Bphone thế hệ thứ hai sắp ra mắt, nhưng họ cần làm tốt hơn thế nữa.
OPPO, Vivo, Huawei hay kể cả một tên tuổi hàng đầu như Samsung đều phải chi ra số tiền lớn cho quảng cáo, tài trợ, mời gương mặt đại diện mỗi năm. Trên thực tế, Sơn Tùng MTP (OPPO) hay Issac (Samsung) có tác động lớn đến doanh số của các thương hiệu mà họ làm đại sứ.
Sơn Tùng mang về nhiều thành công cho OPPOCả Mobiistar cũng từng nhiều lần xuất hiện ở những gameshow truyền hình ăn khách, được đông đảo độc giả theo dõi.
BKAV có sẵn lợi thế “hàng Việt Nam”, nhưng để biến món hàng ấy thực sự trở thành một món hời với người dùng, bên cạnh yếu tố chất lượng, giá bán hay kênh phân phối thì công tác truyền thông cũng cần được BKAV đẩy mạnh.
Còn bạn, bạn nghĩ Bphone 2 cần những gì để thành công? Hãy cùng chia sẻ quan điểm bằng comment ở bên dưới nhé.
Bphone 2 giá dưới 10 triệu đồng, nhưng bao nhiêu thì bạn mua?
Thế Giới Di Động hợp tác Bkav: Bphone 2017 sẽ bán tốt hơn Bphone 2015?
Bài viết có sử dụng ảnh từ Thanhnien, Vnexpress, Mobiistar, OPPO, BKAV.
Biên tập bởi Tech Funny