Dù những thông tin nóng nhất trên các mặt báo luôn dành cho các smartphone đầu bảng, vẫn có thị trường dành cho thiết bị tầm trung. Tuy nhiên, các hãng sản xuất tỏ ra chậm chạp trong việc tích hợp các tính năng cao cấp.
Vì vậy, nếu muốn tạo ấn tượng với người dùng, các hãng sản xuất nên cân nhắc những yếu tố sau đây để góp phần làm cho sản phẩm của mình hấp dẫn hơn.
Android Nougat
Hầu hết công ty đều cài đặt sẵn Android Marsh Mallow năm vừa qua. Lolipop thì đã lỗi thời, vì vậy, Nougat chính là điểm cộng lớn.
Bên cạnh đó, càng tuyệt vời hơn nếu thái độ ưu ái của tất cả thương hiệu đối với các thiết bị tầm trung đều đặt ngang hàng với các flagship mình. Không phủ nhận một vài thương hiệu đã làm điều này khá tốt, tuy nhiên, vẫn còn đó những trường hợp còn thờ ơ với phân khúc tầm trung.
Vì thế, tại sao người dùng phải mua một smartphone tầm trung mà công ty sản xuất không còn mặn mà hỗ trợ, thay vì một flagship dù ra mắt từ năm ngoái nhưng vẫn nhận được các bản cập nhật đầy đủ?
Cổng USB Type-C
Tương tự như Android Nougat, không quá nhiều trở ngại khiến các nhà sản xuất không thể mang lên những thiết bị tầm trung cổng cắm USB-Type C. Bộ kết nối dữ liệu và mạch tích hợp chế tạo cho USB-C không còn chiếm nhiều kinh phí đáng kể trong khi nó mang lại rất nhiều lợi ích khác, trong đó có công nghệ sạc nhanh.
Cổng USB-C dần trở thành tiêu chuẩn kết nối mới. Ảnh: Android Authority.
Đây không còn là vấn đề chạy đua thiết kế giữa các công ty, mà nó đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu mới khi mà nhiều khả năng các phụ kiện hoặc tai nghe kỹ thuật số trong tương lai gần sẽ dần được thay đổi và chuyển sang tương thích với định dạng kết nối USB-Type C.
Công nghệ sạc nhanh
Như đã nói, công nghệ sạc nhanh cần được phổ biến trên toàn bộ smartphone tầm trung. Thiết kế của sản phẩm tầm trung thường có sức mạnh cấu hình mạnh mẽ nổi bật, nhưng kích cỡ và cả dung lượng pin lại lép vế hơn flagship. Vì thế, sạc nhanh luôn là yếu tố dành được rất nhiều sự quan tâm của người dùng.
Tất nhiên là có một số yếu tố khác cần được cân nhắc thêm nếu mang tính năng này lên một thiết bị, chẳng hạn như giá cả, đồng thời cả chip xử lý hỗ trợ nền tảng riêng biệt nữa nếu các nhà sản xuất đang tính đến Qualcomm Quick Charge hoặc MediaTek Pump Express. Tuy nhiên, sẽ là vẹn cả đôi đường khi có thể đem được công nghệ này lên sản phẩm, đồng nghĩa với việc sản phẩm sẽ có cả cổng USB-C để hỗ trợ.
NFC và thanh toán di động
Khả năng thanh toán di động là yếu tố hàng đầu của một bộ phận người dùng khi lựa chọn smartphone. Ảnh: Android Authority.
NFC sẽ trở nên vô cùng hữu dụng cho một vài tác vụ, đặc biệt khi các phương thức trả phí trực tiếp qua di động đang ngày càng phổ biến. Nếu nhiều thiết bị thiếu đi tính năng này để tương thích với nền tảng Android Pay, sẽ là cả một sự thất vọng lớn.
Ngoài ra, công nghệ an ninh từ tính truyền tải dữ liệu (MST) của Samsung và một bằng sáng chế tương tự của LG cũng cần được phát triển hoàn thiện nhanh chóng lên các thiết bị của từng hãng, ít nhất là để tạo tiền đề ủng hộ cho sự ra mắt của Samsung Pay lên các sản phẩm sắp tới.
Camera kép
Camera kép dường như vẫn là thiết kế mới trên các flagship cao cấp, tuy nhiên, công nghệ này rất hứa hẹn để có mặt trên những thiết bị tầm trung. Dù thiết kế này đòi hỏi sức mạnh cấu hình cao để hoạt động hiệu quả, điều này hoàn toàn khả thi với chất lượng phần cứng nhiều sản phẩm tầm trung hiện nay.
Camera kép trên smartphone tầm trung không còn là tương lai xa vời. Ảnh: Android Authority.
Bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy camera kép không nhất thiết chỉ dành riêng cho flagship giá cao ngất ngưởng chính là Huawei Honor 8 và Honor 6X với giá lần lượt là 400 USD và 250 USD. Ngoài ra, ZTE Blade V8 Pro thậm chí còn nổi trội hơn khi ứng dụng công nghệ cảm biến camera kép tương tự với giá thành chỉ 230 USD, đi cùng với cả USB-C và NFC.
Theo Zing.vn