Theo đó, Qualcomm được cho là đã ép buộc Apple chỉ được dùng chip của Qualcomm trên iPhone. Đổi lại, “Táo khuyết” sẽ được giảm các chi phí bản quyền cho các bằng sáng chế mà Qualcomm sở hữu trên các thiết bị của hãng.
FTC cho rằng động thái này của Qualcomm là tận dụng thế độc quyền để ngăn không cho Apple hợp tác với các đối thủ, vì hãng này lo ngại bất kỳ đối thủ nào khi được Apple chọn lựa sẽ trở nên mạnh hơn. Điều này sẽ khiến các đối thủ của Qualcomm (như Intel) vốn đã yếu thế sẽ lại càng trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra theo FTC, các bằng sáng chế mà Qualcomm đang sở hữu là bằng sáng chế tiêu chuẩn cơ bản nên phải được cấp phép cho các đối thủ theo điều khoản 'công bằng, hợp lý, và không phân biệt'(FRAND).
Tuy nhiên, Qualcomm đã từ chối cấp phép cho một số bằng sáng chế này cho hãng chip đối thủ. Đồng thời các khách hàng của Qualcomm lại phải chấp nhận chi trả chi phí bản quyền đắt đỏ kèm một số điều khoản khác không phù hợp với tiêu chí 'công bằng và hợp lý'.
Về phía Qualcomm, nhà sản xuất này cho rằng cáo buộc trên là dựa trên “lý thuyết luật có lỗ hổng”. Hãng này tuyên bố không bao giờ từ chối hay đe doạ từ chối cung cấp chip để có được thoả thuận với các điều khoản cấp phép không công bằng, không hợp lý.
Hiện tại phía Apple vẫn chưa đưa ra lời bình luận chính thức nào, tuy nhiên lùm xùm này đã khiến cổ phiếu của Qualcomm giảm xuống 4%.
Trước đây, Qualcomm cùng từng lãnh các án phạt với nội dung tương tự từ Trung Quốc và Hàn Quốc với con số lên đến gần 1 tỷ USD cho mỗi vụ. Hiện tại các nhà hành pháp tại một số nước châu u và Đài Loan cũng đang tiến hành điều tra hoạt động kinh doanh của Qualcomm.
Theo Cnet.