Dưới đây sẽ là những nhận định/lý do được đưa ra bởi VR Source nhằm giải thích cho vấn đề: Vì sao Snapdragon 835 (S835) lại giúp ích rất nhiều cho VR/AR trên di động? Mời các bạn cùng xem qua!
1. Bổ sung các đơn vị xử lý chuyên biệt
Để chạy tốt các ứng dụng VR, mỗi con chip đều cần có một sức mạnh xử lý đồ hoạ tốt! Thế nên trong S835, Qualcomm đã thúc đẩy hiệu suất xử lý 3D của Adreno 540 lên 25 % so với người tiền nhiệm (Adreno 530 trên Snap. 820).
Được biết, nhân đồ hoạ này hiện đã hỗ trợ một loạt các cấp đồ hoạ API (từ thấp tới cao như Vulkan, OpenGL ES 3.2, Full OpenCL 2.0 & Microsoft's DirectX 12). Việc này sẽ giúp các nhà phát triển tiếp cận tốt hơn với những nguồn lực sẵn có và dễ dàng tăng hiệu suất tổng thể.
Ngoài ra trong lần ra mắt S835 này, Qualcomm cũng đã không quên cải tiến về các đơn vị hiển thị (DPU) cũng như xử lý video (VPU) bằng việc hỗ trợ nội dung HDR 10-bit cùng công nghệ Q-Sync (tương tự G-SYNC từ NVIDIA hay chuẩn FreeSync của AMD),...
Chúng đều là những thành phần giúp nội dung VR được trở nên sinh động hơn vì giúp ổn định hình ảnh, giảm độ giật - lag khung hình gây chóng mặt. Đồng thời cũng làm các nội dung được đậm đà, giàu tương phản hơn trước!
2. Tăng cường audio và cảm biến
Bên cạnh khả năng đồ hoạ đỉnh thì các bộ cảm biến chính xác cùng công nghệ âm thanh cũng là yếu tố tối quan trọng đối với một hệ thống VR!
Vì thế S835 đã được ưu ái tích hợp đơn vị sáu hướng (trục) đo độc đáo từ Qualcomm. Tức ngoài X, Y thì nay có cả cảm biến theo dõi hướng xoay (với chiều cao)/hướng chuyển động với trục Z. Hệ thống cảm biến dày đặc như thế cho phép người dùng di chuyển trong thế giới ảo một cách tương đồng với thực tại mà không cần thêm thiết bị theo ngoại vi.
Đặc biệt, chúng ta cũng tìm thấy những SDK giúp nhà phát triển xây dựng âm thanh 3D và việc hỗ trợ chuẩn xử lý âm thanh 2 tai (HRTE) trên S835. Chúng sẽ góp phần tạo nên âm thanh trung thực, mô phỏng lại các đặc tính từ tai người để hoạ âm một các thích hợp nhất!
3. Sở hữu máy học và hệ thống xử lý thông minh
Hiểu đơn giản, S835 là một hệ thống bao gồm nhiều con chip nhỏ chi chít được trưng dụng cho những nhiệm vụ riêng biệt và đôi khi chúng kết hợp cùng nhau để giải quyết một vấn đề.
Chẳng hạn như khi bạn tương tác VR/AR, CPU và GPU sẽ là hai thứ chịu nhiều áp lực nhất. Tuy nhiên nhờ có các máy học cùng việc xử lý thông minh, một kỹ thuật được gọi là 'foveated rendering' đã ra đời.
Đây là công nghệ cho phép hệ thống theo dõi được hướng mắt, thậm chí là quét ra sự khác biệt giữa đồng tử mỗi người để hệ thống tập trung hiển thị vào chỗ mà người dùng chú ý thay vì tất cả. Từ đó có thể giảm tải được cho những bộ phận chuyên biệt và kéo dài thời lượng pin cho thiết bị VR.
Kết
S835 là một hệ thống chip được xây dựng trên các tính toán phức tạp, những máy học và các tính năng bổ trợ/hỗ trợ nền tảng VR đã từng được Qualcomm debut trên Snap. 820 trước đây. Thế nên, nó chính là một vi xử lý được sinh ra để phục vụ cho việc phát triển và trải nghiệm VR/AR.
Rõ ràng, Qualcomm đã nhìn ra được xu hướng của năm 2017 - khi cả thế giới đắm mình cùng thực tế ảo nên đã mang nhiều công nghệ lên nó. Hy vọng, đây sẽ là một 'bom tấn' thành công thực sự của không chỉ nghành công nghệ sản xuất SoC mà còn của cả thế giới giải trí.
Không biết bạn nghĩ sao về S835, hãy cho mình và mọi người biết bằng cách comment bên dưới!
Xem thêm về sản phẩm: Siêu chip Snapdragon 835 chính thức lộ diện - Nhỏ hơn, mạnh mẽ hơn, tiết kiệm pin hơn
Biên tập bởi Tech Funny