Nhà mạng cảnh báo các cuộc gọi "ngầm" từ “đầu số ma”

Các nhà mạng vừa cảnh báo về các cuộc gọi “ngầm” phát sinh ngoài ý muốn đến các số điện thoại quốc tế “lạ”, dẫn đến khách hàng bị mất tiền trong tài khoản, còn nhà mạng phải trả chi phí định tuyến cho đối tác quốc tế.

Hai kịch bản lừa tiền

Thời gian gần đây, trên một số diễn đàn và mạng xã hội xuất hiện những phản ánh về việc các thuê bao di động tại Việt Nam đã phát sinh cước cuộc gọi quốc tế đến các đầu số nước ngoài lạ, như +224xxx, +252xxx, +232xxx, +231xxx… Kiểm tra trên hệ thống tính cước của các nhà mạng Việt Nam và của các nhà mạng nước ngoài, đều ghi nhận thuê bao của khách hàng có phát sinh cước gọi quốc tế.

Trung tâm Viễn thông quốc tế MobiFone đã nhanh chóng xác định đây là các “kịch bản lừa đảo” mà các đối tượng gian lận cước viễn thông quốc tế thường sử dụng. Theo đó, “kịch bản 1” được xác định là đối tượng gian lận sử dụng thuê bao nước ngoài để “nháy máy” cho hàng loạt thuê bao Việt Nam.

Theo thói quen khi có cuộc gọi nhỡ, nhiều khách hàng tại Việt Nam sẽ thử gọi lại cho những số điện thoại này. Khi cuộc gọi được kết nối thành công, người nghe chỉ nghe được những file âm thanh được cài đặt sẵn từ quốc tế, nên phát sinh cước gọi điện thoại quốc tế. Đối với trường hợp này, khách hàng cần cân nhắc trước khi gọi lại cho các số thuê bao lạ để tránh phát sinh cước quốc tế ngoài ý muốn.

Còn theo “kịch bản 2”, một số thuê bao phản ánh bị phát sinh các cuộc gọi quốc tế bất thường. Đặc điểm chung là các cuộc gọi đều cùng gọi đến các số của quốc gia Guinea, cụ thể là 6 số điện thoại sau: 0022455015533, 0022455015542, 0022455015403, 0022455015521, 0022470370223 và 0022455015431.

Thời lượng trung bình cho mỗi cuộc gọi chỉ khoảng 1-2 phút. Thông tin trên thiết bị của khách hàng cho thấy, trong số các thuê bao đã phát sinh cước gọi quốc tế bất thường, có một số dòng máy mang thương hiệu lạ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

“Nhiều khả năng những chiếc điện thoại này đã bị cài mã độc để tự động thực hiện cuộc gọi đến các đầu số quốc tế, một thủ đoạn tinh vi của những đối tượng lừa đảo cước quốc tế”, ông Trần Minh Cương, Phó giám đốc Trung tâm Viễn thông quốc tế MobiFone cho biết.

Hiện tượng lừa đảo trên không chỉ xảy ra đối với Việt Nam, mà cả người sử dụng từ nhà mạng quốc tế lớn như SingTel (Singapore), AT&T và Vodafone (Mỹ)... Thực ra, đây cũng không phải là chiêu thức mới lạ, nhưng đã có một số biến đổi tinh vi hơn.

Cách đây vài năm, đã có những hacker sử dụng các đầu số vệ tinh +881, +882... để tạo cuộc gọi nhỡ, móc tiền của các thuê bao. Những số thuê bao trên là số thuê bao “ảo”, không thuộc sự quản lý của quốc gia nào, nên việc truy hoàn cước cho khách hàng không thể thực hiện.

Phòng chống bị “móc túi” như thế nào?

Trước hiện trạng trên, MobiFone cho biết, nhà mạng đã chủ động bảo vệ khách hàng bằng cách chặn toàn bộ các cuộc gọi đến tất cả thuê bao quốc tế “đầu số ma”. Đây là biện pháp hiệu quả để các thuê bao MobiFone không bị phát sinh cước ngoài ý muốn, ngăn chặn hành vi gian lận bất hợp pháp, trong khi các cuộc gọi quốc tế đến các số thuê bao nước ngoài khác vẫn đảm bảo thông suốt, an toàn và ổn định.

MobiFone cũng khuyến nghị, các đối tượng gian lận có thể sẽ thay đổi các số điện thoại này trong thời gian tới để “lách” và tiếp tục “đánh bẫy” người sử dụng. “Khi gặp phải các trường hợp gian lận cước như trên, khách hàng cần thông báo ngay đến các số điện thoại chăm sóc khách hàng của MobiFone (tổng đài 9090), cung cấp chính xác thông tin về số điện thoại quốc tế gian lận, thiết bị đang sử dụng của khách hàng và phối hợp chặt chẽ với MobiFone để giải quyết kịp thời”, ông Trần Minh Cương nói.

Các chuyên gia viễn thông cũng khuyến cáo, khách hàng nên tránh sử dụng các điện thoại, đặc biệt là smartphone không rõ nguồn gốc để tránh trường hợp bị cài các ứng dụng ngầm có thể tự thực hiện cuộc gọi hay gửi SMS mà khách hàng không thể kiểm soát.

Đồng thời, không nên tải và cài đặt các ứng dụng lạ, không rõ nguồn gốc vì các đối tượng gian lận cũng có thể ngầm cài mã độc vào bên trong ứng dụng để tự thực hiện cuộc gọi hay gửi SMS mà khách hàng không thể kiểm soát. Khi bị “nháy máy”, khách hàng không nên gọi lại vào các số quốc tế lạ để tránh phát sinh cước.

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav cho biết, hiện nay, việc sử dụng smartphone đã trở nên rất phổ biến. Vì vậy, người dùng có thể cài thêm một phần mềm an ninh thường trực trên điện thoại để không chỉ chống virus, mà còn ngăn chặn các tin nhắn rác và cuộc gọi lừa đảo.


Theo Genk

Nguồn:Thế giới di động

TIN LIÊN QUAN

Nhiều người Việt nhận cuộc gọi lừa đảo từ Somali

Gần đây, nhiều khách hàng của MobiFone phản ánh nhận được cuộc gọi đầu số 00252. Khi gọi lại, họ sẽ bị tính cước quốc tế.

Nghe cuộc gọi đến từ Somali không bị mất tiền

Nhiều khách hàng của MobiFone lo lắng vì trong thời gian gần đây họ nhận được nhiều cuộc gọi lạ từ Somali (+224xxx) sẽ bị tính tiền cước quốc tế....

Mobifone hỗ trợ người dùng chống cuộc gọi lừa đảo từ Somali

Để đảm bảo lợi ích cho khách hàng, Mobifone đang triển khai các biện pháp hỗ trợ người dùng chống cuộc gọi lừa đảo từ các đầu số lạ ở Somali.

Cảnh báo đầu số lạ, không gọi lại mất tiền oan

Vấn nạn lừa đảo cước viễn thông quốc tế vẫn đang tiếp tục diễn ra và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhiều khách hàng của nhà mạng Vinaphone đang bị những đầu số lạ từ nước ngoài làm phiền, người dùng cần cảnh giác

Thông tin quan trọng gói cước 4G thuê bao MobiFone cần biết

Với chi phí từ 70.000 - 200.000 đồng/tháng, các thuê bao MobiFone sẽ được sử dụng dung lượng data từ 2,4 GB -11GB.

Chặn cuộc gọi & tin nhắn triệt để bằng dịch vụ của Viettel, Mobifone và Vinaphone

Chặn cuộc gọi & tin nhắn triệt để bằng dịch vụ của Viettel, Mobifone và Vinaphone

VNPT, MobiFone xin bỏ cước roaming quốc tế đua với Viettel

Thế giới di động - Mới đây, đại diện của VNPT-I và MobiFone đã kiến nghị lên Bộ TT&TT xin được bỏ cước roaming với các mạng di động ở Lào và Campuchia như Viettel đã...

Mẹo lên Facebook không tốn tiền cước 3G/4G

Trong trường hợp nếu tài khoản data của bạn không còn đủ dung lượng để truy cập mạng, tài khoản gốc của bạn cũng không còn đủ tiền để gia hạn gói...

THỦ THUẬT HAY

Cài đặt và sử dụng giả lập Android trên máy tính PC

Giả lập Android trên PC, chúng ta sẽ có một chiếc smartphone ảo để tùy ý thử nghiệm ứng dụng, cày game liên tục mà không lo nóng hay hư hại điện thoại.

Làm nổi bật thông báo quan trọng với tinh chỉnh Priority

Cụ thể hơn, tinh chỉnh Priority sẽ cung cấp cho bạn khả năng tùy chỉnh độ rung của thiết bị đối với những thông báo quan trọng cần làm nổi bật hơn các nội dung còn lại. Bên cạnh đó, nhà

Những plugin GIMP tốt nhất và cách cài đặt chúng

Tuy nhiên, plugin hỗ trợ GIMP thật phức tạp. Trải nghiệm tổng thể plugin GIMP không hề thân thiện người dùng. Chúng khó kiếm, cài đặt rắc rối và nảy sinh nhiều vấn đề tương thích.

iCloud là gì?Cách truy cập tài khoản iCloud trên Windows

iCloud là dịch vụ lưu trữ đám mây của Apple, cung cấp giải pháp sao lưu trực tuyến tích hợp và đồng bộ cho các thiết bị của hãng. iCloud được tích hợp trên iPhone, iPad và các máy tính Mac, nhưng người dùng cũng có thể

Top 5 smartphone pin khủng giá rẻ dưới 5 triệu đồng đáng mua

Trong thời đại mà người người nhà nhà luôn phải kè kè theo cục sạc pin dự phòng thì những smartphone pin khủng giá rẻ nổi lên như một cứu cánh giúp ta...

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Samsung Gear Iconic 2: pin lâu hơn, sạc nhanh, bỏ cảm biến HR

Samsung Gear IconX 2018 có nhiều thay đổi bên trong so với thế hệ trước. Quan trọng nhất là thời lượng pin từ dùng được khoảng hơn 1 giờ ở thế hệ trước đã tăng lên khoảng 4 giờ nói chuyện, 5 giờ nghe nhạc... ở thế hệ

Đánh giá Oukitel K10000: Quái vật pin trâu dưới 5 triệu

Thế giới di động - Không chạy theo xu hướng mỏng dần trên các smartphone tầm trung hiện nay, Oukitel một mình một cõi với thiết kế hầm hố và không thể nào thô kệch...

Đánh giá laptop chơi game MSI GE73VR Raider: Nâng cấp toàn diện, giá cao nhưng hợp lý

Lần đầu tiên mình trải nghiệm MSI GE73VR Raider là hồi Computex 2017 vào tháng 6, lúc ấy đối với mình đây chỉ là đơn thuần là một chiếc laptop dòng GE thế hệ mới được thay đổi đôi chút về thiết kế và bổ sung vài tính