Tuy nhiên, có một điều rất khó hiểu đến từ phía 'Táo Khuyết' khi họ đã thẳng thừng bỏ đi khe cắm thẻ nhớ SD mà lại chẳng có lấy một lời giải thích trong đêm ra mắt MacBook Pro 2016. Đây là điều làm nhiều người dùng và cả giới báo chí phải đặt câu hỏi cho chính Apple vì trong đêm ra mắt iPhone 7, đích thân họ trả lời vì sao họ bỏ đi jack 3.5 mm còn với khe cắm thẻ nhớ cho MacBook Pro thì...
Thế nhưng giờ đây đích thân Phó chủ tịch của mảng marketing toàn cầu cho Apple, ông Phil Schiller, đã đích thân trả lời cho điều còn bỏ ngỏ nêu trên thông qua vài dòng chia sẻ trong buổi phòng vấn với trang The Independent.
Theo ông, Apple hoàn toàn có lí do chính đáng để bỏ đi khe cắm thẻ nhớ SD, một việc đã làm nhiều nhiếp ảnh gia hay những ai muốn có thêm dung lượng bộ nhớ trong MacBook phải phiền lòng. Thứ nhất, khe cắm thẻ nhớ SD sẽ làm MacBook Pro 2016 dày lên. Thứ hai, khi 'hi sinh' khe cắm thẻ nhớ SD sẽ có thêm diện tích để đặt được 2 cổng USB-C Thunderbolt 3.
Tiếp đó, ông cho rằng chúng ta có thể sử dụng thẻ nhớ CompactFlash (CF) thay cho thẻ nhớ SD, hơn nữa, Schiller cùng ban lãnh đạo của Apple thấy được hiện nay trên thị trường đã có nhiều dòng máy ảnh hỗ trợ truyền tải dữ liệu không dây.
Thế nên hiện giờ người dùng muốn truyền hình ảnh, video từ máy ảnh vào MacBook Pro 2016, họ sẽ có hai lựa chọn. Một là dùng thêm phụ kiện đọc thẻ nhớ gắn ngoài, còn không thì chỉ có cách truyền hình ảnh theo đường không dây vào máy mà thôi.
Sau khi nghe những lời chia sẻ của ông Phil Schiller, cây bút Kevin Lee thuộc trang TechRadar cho rằng, vị phó chủ tịch mảng marketing toàn cầu của Apple cũng như 'Táo khuyết' đã hoàn toàn sai lầm khi bỏ đi khe cắm thẻ nhớ SD.
Theo ông Lee, Apple hoàn toàn có thể cải tiến khe cắm thẻ nhớ SD thành một khe ít tốn diện tích hơn rất nhiều thông qua việc tạo ra một khe cắm chỉ đủ để đưa phần đầu của thẻ SD vào là đủ.
Còn về thẻ nhớ CF dường như đã bị thẻ nhớ SD 'đè bẹp' kể từ khi dòng MacBook Pro 13 inch ra mắt vào năm 2009. Thế nên hiện nay chẳng còn mấy ai sử dụng thẻ nhớ CF nữa, và cùng với đó những chiếc máy ảnh hỗ trợ thẻ nhớ này cũng ít dần đi, giờ có lẽ chỉ còn mẫu Canon 3D Mark IV và Nikon D5 là còn khe cắm thẻ nhớ CF mà thôi.
Việc truyền tải hình ảnh thông qua wifi hay mạng không dây đúng thật là sẽ dễ dàng hơn, nhưng đó chỉ là trên lí thuyết. Ông Lee muốn hỏi ngược lại Phil Schiller rằng liệu có bao nhiêu dòng máy ảnh hỗ trợ kết nối trực tiếp đến máy tính vì hiện nay đa phần các dòng máy ảnh nếu có hỗ trợ kết nối không dây thì chỉ dùng để kết nối tới smartphone chứ không phải MacBook của Apple.
Hơn nữa, hình ảnh khi được chuyển qua đường không dây sẽ bị nén lại theo chuẩn JPEG chứ không thể để chuẩn RAW mà truyền được do ảnh để ở dạng file RAW chiếm quá nhiều dung lượng nên khó có thể truyền tải không dây. Nhưng những nhiếp ảnh gia đều muốn đưa ảnh RAW vào máy tính nhằm giữ nguyên được chất lượng ảnh ban đầu hoặc có thể chỉnh sửa chi tiết hơn.
Nếu chuyển video 4K hay video Full HD qua đường không dây tới MacBook của Apple, nó sẽ là một thảm họa thực sự. Cuối cùng thì việc truyền tải hình ảnh qua đường có dây sẽ không làm những chiếc máy ảnh bị vắt đến kiệt pin chỉ để chuyển một bộ album vào máy.
Tóm lại thì việc MacBook Pro bỏ đi khe cắm thẻ nhớ đã 'vô tình' làm nhiều người cần đến khe cắm thẻ nhớ SD trên máy tính quyết định chuyển sang mua dòng MacBook Pro 2015 hoặc chuyển sang dùng những mẫu laptop chạy Windwos 10, qua đó làm MacBook Pro 2016 mất đi nhiều khách hàng hơn.
Apple nghĩ sao về điều này? Liệu họ có sửa sai trong năm tới hay không hay bắt người dùng tập làm quen với sự thiếu vắng của các cổng kết nối quen thuộc, không chỉ khe cắm thẻ SD mà còn là cổng Magsafe, USB 3.0,...?
- MacBook Pro không có Touch Bar, đây là 5 lí do nên mua hay không
- Trên tay Macbook Pro 2016: Tuyệt vời nhưng còn nhiều nuối tiếc
- Bạn sẽ 'choáng' khi muốn kết nối iPhone với MacBook Pro 2016
Nguồn:Thế giới di động