Các thiết lập trong quy trình test
- Nhận máy, đăng nhập tài khoản, cài đặt ứng dụng cần thiết và sử dụng như thiết bị cá nhân
- Độ sáng màn hình: Không để ở 200nit hoặc 50% nữa mà thiết lập ở Auto và điều chỉnh khi cần thiết. Điều này được quyết định bởi đa phần chúng ta đều có thói quen điều chỉnh độ sáng màn hình cho phù hợp với điều kiện môi trường.
- Âm thanh: Cũng thiết lập linh động tuỳ điều kiện sử dụng
data-width='2048' />
Ngoài ra, còn có 3 lưu ý nhỏ khác trong quá trình mình thực hiện bài test:
- Dark Mode: vì chế độ tối sẽ ảnh hưởng nhiều đến pin đối với thiết bị dùng màn hình AMOLED, thế nên Dark Mode mình sẽ thiết lập theo giờ tự động, đến đêm thì chuyển sang chế độ tối, ban ngày thì bình thường.
- Tần số quét: Để ở 120Hz hay theo như Samsung để trong Cài đặt của điện thoại là “tương thích”
- Màn hình ngoài và trong: Mình sử dụng linh động giữa cả màn hình ngoài và trong. Sắp tới, mình sẽ thực hiện thêm 1 bài test thử xem chỉ dùng màn hình ngoài và chỉ dùng màn hình trong thì pin của máy sẽ như thế nào.
data-width='2048' />
Quy trình test và kết quả
Sẽ tiến hành trong vòng 3 lần, ở mỗi lần, mình sẽ đóng vai là những người với các nghề nghiệp, thói quen sử dụng khác nhau trong cuộc sống. Cứ sau một ngày, chúng ta sẽ có được thời gian on screen của thiết bị. Và sau khi lần lượt thực hiện xong 3 lần test, mình sẽ lấy trung bình cộng để cho ra kết quả on screen sau cùng.
Lần 1: Đóng vai nhân viên văn phòng, chủ yếu dùng điện thoại để nghe/gọi và giải trí nhẹ nhàng (lướt web, Facebook, Instagram hoặc xem Youtube)
Kết quả: on screen được 5 tiếng 26 phút
data-width='2000' />
Ở lần test đầu tiên, mình chủ yếu dùng máy để phục vụ cho nhu cầu giải trí và làm việc nhẹ nhàng, đồng thời giữ liên lạc với bạn bè, người thân thông qua các ứng dụng nhắn tin như Messenger hay Telegram. Như các bạn có thể thấy thống kê hệ thống cho thấy chủ yếu thời gian on screen của máy dành cho việc lướt web, lướt FB, soạn ghi chú hay nghe sách nói.
Lần 2: Đóng vai người dùng smartphone chủ yếu đề chơi game. Tất nhiên, vẫn duy trì các tác vụ khác như lướt web, Facebook, Instagram hoặc xem Youtube
Kết quả: on screen được 5 tiếng 9 phút
data-width='2000' />
Lần test thứ 2, mình chủ yếu dùng máy để sử dụng để chơi game khá nhiều, bao gồm PUBG Mobile, Real Racing 3 hay Shadow Fight 3. Đây đều là những tựa game đòi hỏi máy phải làm việc nhiều nhưng sau cùng thì thời gian on screen của máy vẫn hơn 5 tiếng là điều mà mình cảm thấy hài lòng.
Quảng cáo
Lần 3: Đóng vai một người chuyên nhiếp ảnh bằng điện thoại, sử dụng máy chủ yếu để đi chụp ảnh hoặc ghi lại các thước phim ngắn, đồng thời tận dụng bút S Pen để vẽ vời, sáng tạo. Tất nhiên, vẫn duy trì các tác vụ khác
Kết quả: on screen được 5 tiếng 4 phút
data-width='2000' />
Ở lần này, mình dùng máy để vẽ khá nhiều, ngoài ra thì chụp ảnh cũng là tác vụ được thực hiện thường xuyên nhất.
Sau 3 lần test, thời gian on screen trung bình chúng ta có được là: 5 tiếng 13 phút
Có một thống kê được thực hiện năm 2019 cho biết mỗi ngày 1 người Việt của chúng ta dành ra khoảng hơn 3 tiếng rưỡi để sử dụng smartphone. Điều đó nghĩa là với hơn 5 tiếng on screen, trung bình chúng ta có thể dùng được hơn 1 ngày sau mỗi lần sạc đầy pin của máy.
Thời gian sạc
Samsung Galaxy Z Fold3 hỗ trợ sạc nhanh 25W và thời gian sạc cho thiết bị không thật sự làm mình hài lòng lắm. Như các bạn có thể nhìn thấy qua biểu đồ bên dưới, tốn 40 phút nhưng pin của máy vẫn chưa lên được 50% và tổng thời gian sạc từ khi máy cạn pin phải lên tới 1 tiếng 50 phút. Ban đầu mình nghĩ là do lỗi gì đó, cũng có thử tắt để sạc nhưng tốc độ vẫn vậy.
data-width='908' />