Xử lý khủng hoảng Galaxy Note 7: Samsung “đẹp nhưng đâu có ngu”!

Vừa ra mắt được 2 tuần, hãng điện tử Samsung đã đưa ra quyết định gây sốc khi cho triệu hồi 2,5 triệu chiếc điện thoại Galaxy Note 7 do những lo ngại về lỗi pin có thể gây cháy nổ.

Dù không đưa ra con số cụ thể về tổn thất tài chính, đại diện phía Samsung cho biết đây là một con số “đau lòng”.

Theo các hãng phân tích tài chính Samsung có thể sẽ mất đi 1,34 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2016 cũng như mảng kinh doanh smartphone tụt khoảng 5 tỷ USD doanh thu vì sự cố này.

Một số chuyên gia cho rằng bên cạnh các tổn thất về tài chính, một tổn thất vô hình Samsung phải gánh chịu mà mọi người ít nhắc đến đó là danh tiếng, hình ảnh thương hiệu.

Quyết định thu hồi siêu phẩm Note 7 là một quyết định cực kỳ khó khăn nhưng cuối cùng Samsung cũng đã chọn giải pháp này.

Sự thật là nếu không làm như vậy, hãng này có thể chịu thiệt hại lớn hơn nhiều!

“Thú tội trước bình minh”

Để xử lý vụ khủng hoảng Note 7, Samsung đã sử dụng chiến lược xử lý khủng hoảng “Thú tội trước bình minh”. Chiến lược này nói một cách dễ hiểu là công bố thông tin về sự cố trước khi vụ việc bị giới truyền thông và các tổ chức có liên quan phát hiện.

Thông thường, khi một doanh nghiệp đối mặt với một vấn đề lớn về sản phẩm/dịch vụ có khả năng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới người tiêu dùng hoặc môi trường, doanh nghiệp rơi vào tình huống rất khó xử. Đó là câu hỏi nên công bố sự việc ra ngoài hay cứ âm thầm nhắm mắt cho nó trôi qua?

Nếu chỉ nói về khía cạnh đạo đức thì sự lựa chọn rất đơn giản. Trong trường hợp này, người lãnh đạo doanh nghiệp chỉ cần thông báo trung thực và thẳng thắn với các bên có liên quan.

Tuy nhiên, thực tế bao giờ các tổ chức cũng rất miễn cưỡng công bố thông tin về những rủi ro chứng nào vấn đề vẫn còn nằm trong nôi bộ và các yếu tố xảy ra khủng hoảng vẫn trong tầm kiểm soát.

Trong trường hợp Samsung Note 7, có nhiều người cho rằng Samsung đã quá ngu ngốc khi thừa nhận lỗi và cho thu hồi sản phẩm, dẫn tới việc nỗi lo bị đẩy lên và người tiêu dùng cảm thấy lo sợ.

Những người này thậm chí còn so sánh cách xử lý của Samsung với Apple, cho rằng Samsung nên học cách của Apple im lặng làm ngơ khi khi sản phẩm của Iphone 4 của hãng này bị lỗi ăng ten và iPhone 6 bị lỗi uốn cong.

Trước khi chê cách giải quyết của Samsung, hãy xem bản chất của những vụ việc tương tự đã xảy ra trước đây.

Năm 2010 khi hãng BP phải đương đầu với một trong nhưng vụ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử. Điều mọi người có thể thấy là tổ chức này đã chần chừ công bố toàn bộ thông tin cho đến lúc họ biết rằng vụ thảm họa này là không thể ngăn chặn.

Hoặc vừa mới năm ngoái, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ phát hiện ra vụ gian lận về tiêu chuẩn khí thải của hãng Volkswagen, điều mà Ngài Michael Horn, Chủ tịch kiêm CEO của Volkswagen Hoa Kỳ đã từng được cảnh báo trước nhưng vẫn cố tình giả ngơ. Thậm chí ngay cả khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đưa ra những bằng chứng về việc gian lận, Volkwagen vẫn không chịu lên tiếng.

Gần nhất là vụ hãng Theranos, một doanh nghiệp start-up đình đám trong lĩnh vực xét nghiệm máu của tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ Elizabeth Holmes, bị chất vấn về tính hiệu quả trong các công nghệ của mình. Hãng này sau đó đã bị công ty bị cơ quan liên bang tiến hành điều tra.

Trong các trường hợp trên, các tổ chức đều không tự công bố thông tin về những rủi ro có thể dẫn đến khủng hoảng và hậu quả là họ phải đối mặt với những chỉ trích kịch liệt từ phía công chúng, án phạt và tổn hại hình ảnh nghiêm trọng.

Xem thêm: Samsung Galaxy Note 7 sẽ 'lên kệ' trở lại vào ngày 28/9

Samsung “đẹp nhưng đâu có ngu”

Chiến lược “Tự thú trước bình minh” là một chiến lược đi trên dây tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên Samsung đã không hề sai khi áp dụng cách xử lý khủng hoảng này. Có chăng chỉ là cách thực hiện chưa được hoàn hảo.

Ngày nay, người tiêu dùng có thể tiếp cận với hàng núi thông tin và dễ dàng chia sẻ qua mạng xã hội. Trong quá khứ, việc dấu giếm sự cố có thể giúp các tổ chức qua mặt người tiêu dùng thì ngày nay sự thật có thể dễ dàng bị phơi bày ra công chúng chỉ với vài cái click chuột.

Ngày 2/9 vừa qua, trong cuộc họp báo tại Seoul (Hàn Quốc), Chủ tịch mảng kinh doanh thiết bị di động Samsung ông Koh Dong-jin đã phải công khai cúi đầu xin lỗi sau khi tuyên bố thu hồi Note 7 trên phạm vi toàn cầu nhằm khắc phục nguy cơ cháy nổ do lỗi đến từ pin của chiếc smartphone này.

Theo thông tin hãng công bố, tính tới đầu tháng 9/2016, đã có 35 chiếc Note 7 được ghi nhận gặp sự cố về pin tuy nhiên theo số liệu của Hiệp hội tiêu dùng Hoa Kỳ, đã có tới 70 trường hợp sự cố được ghi nhận.

Quyết định sẽ thu hồi toàn bộ sản phẩm Note 7 của Samsung là mạo hiểm nhưng với hoàn cảnh thực tế thì công khai công sự thật chính là cách làm đúng đắn nhất. Tại sao?

1. Samsung sẽ được tiếng là trung thực và minh bạch

Thông thường người tiêu dùng thường có suy nghĩ các công ty chỉ luôn nói tốt về bản thân. Khi mọi việc không theo ý muốn, các công ty công bố thông tin rộng rãi sẽ làm giảm tác động tiêu cực tới thương hiệu.

2. Khủng hoảng sẽ ít nghiêm trọng hơn, ít nhất là đối với những nhóm đối tượng bên ngoài tổ chức

Khi công ty chủ động công bố thông tin, người tiêu dùng và các đơn vị có liên quan sẽ có cảm nhận sự cố không quá nghiêm trọng. Tâm lý chung là họ sẽ nghĩ nếu vụ việc rất tiêu cực thì công ty sẽ chẳng bao giờ công bố cả.

3. Công ty có thể chủ động quyết định cách truyền đạt và nội dung thông điệp

Cho dù là bất cứ ai, nếu người nào chủ động, người đó sẽ kể câu chuyện theo cách mình muốn. Trường hợp của Samsung cũng vậy, cách họ công bố thông tin sẽ hướng câu chuyện theo cách họ đã chuẩn bị sẵn. Sự thật, lỗi có phải do pin hay do một bộ phận nào khác của máy vẫn còn là một câu hỏi.

4. Giảm thiệt hại đối với việc bán hàng

Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng hoàn toàn có thật. Việc tự công bố thông tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. Đối với đa số fan của Samsung, niềm tin và sự trung thành đối với sản phẩm của hãng càng được củng cố qua sự việc này.

Mặc dù thiệt hại về mặt tài chính là khá lớn nhưng động thái quyết đoán trong việc thu hồi Note 7 cũng mang lại điểm cộng cho Samsung.

Điều này cũng đã phần nào ngăn chặn tâm trạng hoang mang của người dùng đang sử dụng những sản phẩm của hãng và thể hiện rằng Samsung đã rất minh bạch trong việc nhìn nhận và sửa chữa lỗi lầm.

Đối với các cơ quan chức năng, nếu có phải tiến hành điều tra thì hình ảnh Samsung cũng không đến nỗi quá tệ trong con mắt họ.

Vấn đề tiếp theo là cách Samsung sẽ thực hiện các bước trong chiến lược này như thế nào. Điều đó sẽ quyết định sự thành bại của siêu phẩm này trong cuộc chiến với sản phẩm Iphone 7 sắp sửa được ra mắt.

Nói tóm lại, quyết định thu hồi Galaxy Note7 trên toàn cầu không chỉ là một chiến lược xử lý khủng hoảng mà còn được coi là động thái đúng với triết lý kinh doanh của Samsung.

Nhiều chuyên gia vẫn lạc quan cho rằng, Samsung chỉ cần một thời gian ngắn là có thể phục hồi bởi vì niềm tin của khách hàng với hãng điện tử Hàn Quốc này vẫn đang tăng lên từng ngày.

 

Theo cafebiz.vn

Từ khoá : Galaxy, Note, Samsung, ngu

TIN LIÊN QUAN

Sự thất bại của Galaxy Note 7 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến GDP Hàn Quốc

Theo một báo cáo mới từ Reuters, sự thất bại của Samsung Galaxy Note 7 sẽ tác động tiêu cực đến quý 3 năm 2016 GDP của Hàn Quốc

Mở bán lại điện thoại Samsung Galaxy Note 3

Mở bán lại điện thoại Samsung Galaxy Note 3 là chiến lược mới của chính hãng Samsung. Liệu bán lại chiếc điện thoại đã được ưa chuộng có giúp samsung lấy được doanh thu?

Samsung vẫn thu lợi nhuận cao ở Q4/2016 bất chấp thất bại Galaxy Note 7

Mặc cho thất bại của Galaxy Note 7, lợi nhuận của Samsung trong Q4/2016 vẫn ở mức cao. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh bán dẫn khiến lợi nhuận hoạt động của Samsung trong Q4/2016 tăng mạnh, bất chấp sự cố với Galaxy Note 7.

Samsung có thể tốn đến 1 tỷ USD để triệu hồi Galaxy Note 7

Một cái nhìn tổng thể về những thiệt hại Samsung phải gánh chịu từ sự cố cháy Galaxy Note 7 đến mức phải triệu hồi hàng loạt.

Samsung Galaxy Note 10 sẽ không còn jack tai nghe 3.5 mm

Galaxy S10 ra mắt vào năm sau vẫn sở hữu jack tai nghe 3.5 mm, nhưng siêu phẩm mùa thu - Galaxy Note 10 sẽ bị lược bỏ jack cắm tai nghe 3.5 mm. Còn rất lâu nữa Galaxy Note 10 mới ra mắt, nhưng các báo cáo cho rằng chỉ là vấn đề về thời gian,

Samsung đã hết sức dũng cảm khi đưa ra quyết định khai tử Note 7

Vậy là sau một tháng ngập tràn khó khăn, Samsung đã phải đi đến một quyết định rúng động và cũng hết sức dũng cảm: Khai tử siêu phẩm Galaxy Note 7 sau đúng 2...

Samsung vô tình nhắc đến Galaxy Note 20 FE trên trang chính thức

Samsung đã xác nhận kế hoạch phát hành thiết bị Galaxy FE mới hàng năm. Sự thay đổi trong chiến lược này có thể áp dụng cho cả dòng Note với Galaxy Note 20 FE mới.

Doanh số Samsung Galaxy Note 7 dự kiến cao gấp đôi Galaxy Note 5

Theo như nhiều chuyên gia công nghệ nhận định thì Samsung đã có một bước nhảy vọt thực sự từ Note 5 cho đến Note 7 khi mà chiếc phablet mới của hãng sở hữu...

THỦ THUẬT HAY

Cách soạn thảo bằng giọng nói với ứng dụng Speechnotes

Với ứng dụng Speechnotes – Speech To Text, bạn có thể soạn thảo như một phần mềm soạn thảo văn bản thông thường hoặc đặc biệt hơn là nhập văn bản bằng giọng nói với hơn 100 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

Chuyển ảnh nhanh giữa iPhone với các thiết bị khác không cần cắm dây

Bạn có bao giờ cảm thấy phiền phức khi mỗi lần cần chuyển ảnh từ iPhone sang máy tính hay từ iPhone sang một iPhone khác không?...

12 bước để pivot startup

Nếu nhiều startup thực hiện pivot thì có lẽ đã có nhiều startup tồn tại hơn. Pivot là một bí mật để tồn tại. Học cách pivot sẽ giúp bạn cứu startup của mình khỏi thất bại và tiếp tục phát triển trong thời gian dài.

Hướng dẫn cách giảm dung lượng PDF Online không mất tiền

File PDF dung lượng lớn ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình chia sẻ. Tuy nhiên, nếu biết cách giảm dung lượng PDF Online thì việc chia sẻ file cho mọi người sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trong bài viết này Viettel

Hướng dẫn xem mật khẩu đã lưu trên Chrome cho Android

Cuối cùng người dùng Android cũng được bổ sung tính năng xem mật khẩu đã lưu, vốn quá quen thuộc trên Chrome máy tính. Chỉ cần cập nhật lên Chrome 62 bạn sẽ xem được mọi mật khẩu đã lưu ngay trong ứng dụng, thay vì

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Redmi Note 4: Một thiết bị đậm chất Xiaomi

Sau khi Xiaomi chính thức bước chân vào Việt Nam, chiếc Redmi Note 4 đang là chiếc smartphone được nhiều người chú ý ở phân khúc dưới 5 triệu. Mời...

Đập hộp smartband Samsung Gear Fit2 Pro giá 4,2 triệu đồng

Samsung Gear Fit2 Pro là bản nâng cấp của Samsung Gear Fit2 ra mắt hồi năm ngoái với điểm nhấn ở chuẩn kháng nước 'khủng' 5 ATM.

Đánh giá chi tiết Vibe X3: Với 5 triệu, chúng ta được gì ?

Xuất hiện không cần quá ồn ào, nhưng Lenovo Vibe X3 thực sự đang là một cơn sốt trong cộng đồng yêu công nghệ những ngày gần đây. Nào, hãy cùng...