'OLED không thể thay thế LCD khi xét trên phương diện tỷ suất hiệu năng/giá thành và độ bền. Do đó, Apple sẽ không sử dụng tấm nền OLED cho mẫu iPhone mà họ ra mắt trong năm 2017 như các tin đồn trước đây mà thay vào đó, một giải pháp công nghệ tiên tiến hơn sẽ được chọn lựa chính là MicroLED'. Đây là dự đoán của Wang Jyh-chau, CEO hãng sản xuất tấm nền LCD Innolux, về công nghệ màn hình mà iPhone sẽ sử dụng trong tương lai vì nếu muốn trung hòa giữa độ mỏng sexy và thời lượng pin ổn định thì MicroLED là lựa chọn hợp lý nhất cho Apple vào lúc này.
Apple được cho là đã nghiên cứu về công nghệ MicroLED từ khá sớm sẽ không muốn lưu giữ công nghệ này lâu hơn nữa, đặc biệt là khi Samsung sẽ sản xuất tấm nền cho cả Apple lẫn những sản phẩm của riêng họ mà bạn biết màn hình của Samsung tốt và nhiều công nghệ mới như thế nào rồi đấy. Nên việc Apple chọn sư dụng công nghệ màn hình cao cấp hơn nhằm đón đầu xu thế và trên thực tế, họ đã có những động thái được cho là chuẩn bị cho điều đó.
Cụ thể hơn thì cách đây 2 năm, chính Apple đã mua lại hãng công nghệ màn hình MicroLED LuxVue và được cho là đã bí mật mở một trung tâm nghiên cứu MicroLED ở Đài Loan hồi năm ngoái để phát triển màn hình cho tương lai. MicroLED là công nghệ màn hình kết hợp nhiều ưu điểm của các công nghệ màn hình khác, bao gồm cả màu đen sâu, thuần khiết, tốc độ làm tươi cao của OLED, công với độ sáng và độ bền của tấm nền LCD.
µLED (Micro-LED) là gì?
Được các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Texas, III-N Technology Inc, và nhóm nghiên cứu cảm biến nhìn đêm của Quân đội Mỹ, phát hiện ra từ năm 2011, tuy nhiên công nghệ này vẫn được ít người biết tới.
Màn hình OLED và LCD
Ngay ở tên gọi của mình, µLED (Micro LED) đã cho thấy sự tương đồng về công nghệ của nó với màn hình công nghệ OLED. Cả hai cùng dựa vào cơ chế của các đi-ốt tự phát sáng (LED) với ba màu cơ bản, Đỏ (Red), Xanh lá cây (Green) và Xanh lam (Blue). Do vậy cả hai công nghệ này không cần dùng đến các tấm nền để phát sáng như công nghệ màn hình LCD.
Tương tự như laser, MicroLED có khả năng tạo ra chùm sáng cường độ cao và phát xạ song song trực tiếp từ một con chip. Ngoài ra nó còn hỗ trợ nhiều bước sóng khác nhau và không bắt buộc phải sử dụng biện pháp kiểm soát nhiệt độ. Điểm mấu chốt trong một bóng MicroLED đó là một bộ phận phản chiếu hình parabol được khắc vào vật liệu ngay tại điểm tạo ra ánh sáng. Bộ phận này có nhiệm vụ chuẩn trực ánh sáng (tạo ra chùm sáng song song và mảnh) và định hướng chúng xuyên qua một bề mặt nào đó.
Cấu tạo cơ bản của màn hình MicroLED
Điều này làm cho màn hình công nghệ MicroLED có thể gia tăng mật độ và cường độ điểm ảnh lên mức đáng kể so với OLED. Với mỗi pixel theo công nghệ Micro LED thông thường chỉ có kích thước 20 µm (Micromet), như vậy mỗi inch trên màn hình có thể chứa tới hơn hàng nghìn điểm ảnh khác nhau, vượt xa so với các thông số 400-500 ppi của màn hình OLED hiện tại (chiếc Sony Xperia Z5 Premium đang có mật độ điểm ảnh cao nhất với hơn 800ppi để xem ảnh và video nội dung 4K).
Hình ảnh 1 đầu kim và các điểm ảnh MicroLED
Cho tới hiện tại vẫn chưa có thiết bị thương mại nào sử dụng tấm nền MicroLED bởi giới hạn về chi phí và độ phức tạp trong quy trình sản xuất. Tuy nhiên nếu Apple có thể sản xuất được tấm nền này trên quy mô công nghiệp thì rõ ràng, họ sẽ đạt được lợi thế kinh doanh đáng kể trước các đối thủ khác, đồng thời tự chủ được công nghệ của họ.
<p>> Màn hình cảm ứng điện dung On-cell và In-cell có gì khác biệt? <p>> Màn hình TDDI thương mại đầu tiên trên thế giới của Meizu MX6 có gì đặc biệt?
Hoàng Hải
Theo Thenextweb, Tinh Tế, Việt Nam Net
Nguồn: fptshop.com.vn