Lập căn cứ trên Mặt Trăng
Khai phá vũ trụ là một trong những hoài bão to lớn của loài người. Phần lớn các phim khoa học – viễn tưởng đều lấy Mặt trăng làm căn cứ thứ hai thay vì Trái đất.
Trong phim, con người đã có thể xây dựng những căn cứ kiên cố và hiện đại. Họ hoàn toàn khắc phục được những khó khăn nơi ngoài vũ trụ, để biến mặt trăng thành một khu quân sự riêng, có hệ thống phòng thủ chắc chắn.
Trên thực tế, việc xây dựng các công trình này trên Mặt trăng vẫn chưa thể gọi là hoành tráng. Theo thông tin mình tìm kiếm được, cơ quan không gian Mỹ NASA cho biết họ đang lên kế hoạch xây dựng căn cứ trên mặt trăng sau khi các phi hành gia bắt đầu bay trở lại đây vào năm 2020.
NASA cho biết, dự án khai thác lần này khác với trong quá khứ, bởi vì họ chọn phương án xây dựng hẳn một tiền đồn trên mặt trăng hơn là thực hiện các chuyến bay ngắn hạn như đã làm trong thập niên 60 thế kỷ 20. NASA cũng lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ của các quốc gia khác để họ xây dựng căn cứ. Tuy nhiên, trong lúc này, NASA cũng không phủ nhận về hai khả năng thực tế và tưởng tượng của chương trình.
Sử dụng năng lượng hợp hạch
Nếu bạn nào đã xem phần 2 của bộ phim, đều thấy nhắc đến năng lượng này. Nguồn năng lượng hợp hạch được sừ dụng làm động cơ đẩy phi thuyền, năng lượng vũ khí, …. Nói thẳng ra là trong phim cứ thiết bị nào có tia sáng màu xanh lá là dùng động cơ hợp hạch.
Thực tế thì cũng không được như vậy, tuy nhiên là không phải con người không phát triển được. Hợp hạch được phát hiện vào năm 1920, khi Arthur Stanley Eddington và Hiệp hội Tiến bộ Khoa Học Anh cho rằng đó là phản ứng khiến mặt trời luôn tỏa sáng.
Quá trình đó là như thế này. Đơteri và tritium đi cùng nhau. tạo ra helium 5. Helium tách ra và sinh ra một neutron cùng nhiều năng lượng. Nếu nhiệt độ tăng lên 150 triệu độ, quá trình sẽ tăng tốc mỗi lần chúng va chạm đúng kiểu, quá trình sẽ diễn ra và giải phóng năng lượng. Và năng lượng đó nuôi sống hợp hạch.
Hiện nay rất ít công trình sử dụng nguồn năng lượng này, bởi lý do đơn giản đó là chi phí quá cao. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là các nhà khoa học chỉ nghiên cứu cho có nguồn năng lựng khổng lồ ấy.
Năm 2010 tập đoàn Airbus đề xuất dùng phản ứng hợp hạch lạnh để tạo lực đẩy cho máy bay nhưng đã bị bác bỏ vì chi phí quá lớn. Hiện nay, nguồn năng lượng hợp hạch này chỉ mới được sản xuất theo công suất nhỏ, đủ để đáp ứng động cơ máy nước nóng ở nhiều hộ dân.
Lá chắn bảo vệ khỏi nguy hiểm
Hiển nhiên đây không phải là một công nghệ lỗi thời trên phim ảnh. Thế nhưng so với thực tại thì con người đã làm được những gì ?
Trong Independent Day 2, hẳn các bạn sẽ nhớ lá chắn được dùng để bảo vệ căn cứ quân sự khỏi một vụ nổ hợp hạch khi tiêu diệt người ngoài hành tinh.
Cho đến thời điểm hiện tại, nhiều thí nghiệm về cái áo giáp bảo vệ cho quân đội được bí mật thử nghiệm rất nhiều. Năm 2014, Cơ quan các dự án phòng thủ tối tân thuộc Bộ quốc phòng Hoa Kỳ vừa công bố dự án nghiên cứu phát triển một thiết bị nhỏ gọn, hình trụ và có thể tự động bung ra ngay lập tức tạo nên bức tường bảo vệ bao quanh binh lính.
Đây là ý tưởng hết sức độc đáo có thể giúp hỗ trợ và giảm đáng kể thương vong cho binh lính trong những cuộc chiến tranh của tương lai.
Khi công nghệ hiện thực còn quá nhiều thứ để phát triển
Với chỉ một bài so sánh vui mà chúng ta đã thấy được sự cách biệt quá lớn của công nghệ trong hiện thực và trên phim ảnh. Thế nhưng nhờ những bộ phim như thế mới là động lực, là chiếc nôi ươm mầm cho sự phát triển của các sản phẩm công nghệ tiên tiến sau này. Bạn nào đã xem qua bộ phim này, hay có ý kiến gì về các công nghệ mà mình đã liệt kê ở trên hãy bình luận bên dưới nhé !