Sau thời gian dài chờ đợi cuối cùng LG G7 ThinQ cũng đã ra mắt với thiết kế tai thỏ theo xu hướng, cấu hình mạnh mẽ cùng cụm camera chất lượng. Tuy nhiên có một số điểm khá kỳ lạ trên sản phẩm này.
1. Tên gọi: LG G7 ThinQ
Vậy tại sao lại là ThinQ? Dường như LG muốn G7 trở thành một thiết bị trong hệ sinh thái tổng thể của hãng vì tên gọi ThinQ đã được sử dụng trên nhiều thiết bị gia dụng như máy giặt, tủ lạnh… Trước G7 thì chiếc điện thoại đầu tiên của LG được thêm hậu tố này là chiếc V30s.
Ngoài ra thì ThinQ còn viết tắt cho “THINKING OF YOU” (suy nghĩ của bạn), nghe có vẻ hơi ngớ ngẩn khi đặt tên cho một chiếc điện thoại. Dù sao thì gọi là G7 thôi vẫn hơn, nhưng LG có lẽ vẫn không chịu chấp nhận.
2. Không có màn hình OLED
LG G7 sở hữu màn hình có độ sáng cực cao chạm người 1000 nit, có lẽ có là lý do LG quyết định sử dụng màn hình LCD cho sản phẩm để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên xu hướng của phần lớn các điện thoại cao cấp ngày nay là sử dụng màn hình OLED cho màu sắc sống động, độ tương phản cao và màu đen hoàn hảo.
Có lẽ một phần nguyên nhân cũng đến từ chất lượng màn hình OLED của LG? Không ai dám khẳng định tuy nhiên chiếc V30 sử dụng màn hình OLED đã từng bị đánh giá là màu sắc không đều, hay Google Pixel 2 XL cũng do LG sản xuất cũng xảy ra sự cố về màn hình. Câu hỏi này có lẽ không bao giờ có câu trả lời chính thức, tuy nhiên chúng ta có thể chờ xem các sản phẩm tiếp theo của LG sẽ sử dụng OLED hay LCD.
3. Thiếu tính năng ổn định video khi quay 4K
Camera của LG vẫn luôn được đánh giá cao, đặc biệt là khả năng quay phim có thể nói là dẫn đầu với hàng loạt tính năng chuyên nghiệp. LG G7 ThinQ được trang bị tới 2 camera, trong đó có một camera góc rộng tương tự như GoPro hay các camera hành động khác rất phù hợp với các thể loại phong cảnh hay kiến trúc.
Tuy nhiên có một chút thất vọng là LG lại không trang bị tính năng ổn định video điện tử khi quay 4K cho G7. Đây là tính năng rất cần thiết mà hầu hết các smartphone cao cấp đều có. Tuy nhiên vấn đề này đến từ phần mềm nên chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng hãng sẽ phát hành bản cập nhật để bổ sung.
4. Viên pin dung lượng chỉ 3.000 mAh
Với kích thước màn hình lên đến 6.1 inch cùng cấu hình mạnh mẽ, viên pin 3.000 mAh làm người dùng không khỏi lo lắng. Trong khi đó các đối thủ khác thường có dung lượng pin cao hơn khá nhiều. Ví dụ như Galaxy S9+ màn hình 6.2 inch có dung lượng pin 3.500 mAh, Huawei P20 Pro thậm chí còn lớn hơn với 4.000 mAh.
Tất nhiên thời lượng pin còn do khả năng tối ưu phần mềm quyết định, chúng ta cần phải có bài đánh giá chi tiết để biết được với 3.000 mAh LG G7 trụ được bao lâu. Nhưng ít nhiều nhìn vào thông số cũng làm những ai có ý định mua sản phẩm không khỏi lo lắng.
5. Giao diện có chút giống… Samsung
LG đã thay đổi một giao diện mới trên G7 ThinQ, tuy nhiên trông nó lại giống với Samsung Experience. Từ cách thiết kể icon cho đến cách sắp xếp các biểu tượng, ứng dụng… Ngay cả giao diện chụp hình cũng ít nhiều giống với người đồng hương Hàn Quốc. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu bộ phận thiết kế giao diện của LG có “học hỏi” chút nào từ Samsung hay không.
Nguồn: phonearena