CES 2018 đã cho chúng ta thấy Vivo X20 Plus UD với công nghệ màn hình tích hợp trực tiếp cảm biến vân tay. Vậy vì sao mà Vivo thành công còn Apple thì không?
Nhiều OEM đã có ý tưởng về các thiết bị có vân tay tích hợp bên trong màn hình trong những năm vừa qua. Tại CES 2018, Vivo đã hiện thực hóa điều này với chiếc điện thoại X20 Plus UD (tên chưa chính thức) với màn hình toàn diện phía trước và có vân tay tích hợp trực tiếp. Vậy tại sao họ lại thành công còn Apple thì không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Về công nghệ nhận dạng vân tay, mình tin rằng mọi người đã rất quen thuộc. Nó là một trong những tính năng bảo mật sinh trắc học phổ biến nhất hiện nay với hơn 920 triệu smartphone được tích hợp bán ra trong năm 2017.
Phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại là công nghệ nhận diện vân tay điện dung với các thiết lập khá phức tạp nhưng lại có chi phí thấp và chế tạo đơn giản. Thông thường, dạng này sẽ đòi hỏi các nhà sản xuất cần thiết lập vị trí riêng để nhận dạng.
Trong thời đại toàn màn hình, chúng ta có một nhu cầu cao hơn đối với nhận dạng vân tay để hy vọng duy trì được những thói quen trong quá khứ. Đó chính là tích hợp cảm biến vân tay ngay dưới màn hình. Và khi mà nhiều OEM đang phát triển riêng chương trình bảo mật cho thiết bị của mình thì Vivo cùng Synaptics đã thành công trước tiên.
Làm thế nào vân tay tích hợp ngay trong màn hình?
Việc đặt một cảm biến nhận dạng vân tay ở dưới màn hình không quá khó nhưng cốt lõi chính là làm sao để nó hoạt động và quét được thông tin vân tay của người dùng. Với công nghệ nhận dạng vân tay điện dung là khó khăn để thực hiện điều đó. Bây giờ, Synaptics giới thiệu công nghệ mới là nhận diện vân tay quang học và xác định bằng cho một công nghệ nhận dạng vân tay, chỉ áp dụng nhận dạng vân tay quang học hoặc siêu âm.
Vân tay quang học
Công nghệ nhận dạng vân tay quang học mà Vivo và Synaptics thực hiện dựa trên nguyên tắc là gắn vào vị trí nhận diện vân tay một ống kính quang học. Bằng cách sử dụng tốc độ của ánh sáng chiếu xạ thông tin từ ngón tay và sau đó truyền tới các cảm biến xác định rồi xử lý.
Về lý thuyết, việc sử dụng một màn hình nào không ảnh hưởng tới quá trình nhận dạng vân tay quang học vì cảm biến được đặt ngay dưới màn hình (nguồn sáng có thể được cung cấp bởi các màn hình). Nhưng trên thực tế, thông thường màn hình TFT-LCD với một lớp TFT sẽ truyền ánh sáng không tốt, các dấu vân tay sau khi ánh sáng chiếu xạ phản ánh thông qua các lớp TFT đến bộ cảm biến sẽ gây khó khăn cho việc xử lý thông tin.
Màn hình OLED có lợi thế tự phát sáng, một cấu trúc mỏng hơn, ánh sáng có thể dễ dàng đi qua để truyền thông tin về cảm biến nhanh hơn. Do đó, hiệu quả nhận diện sẽ tốt hơn cho cảm biến quang học trên màn hình OLED.
Đối với Synaptics, họ đã sử dụng cảm biến Clear ID tích hợp vào dưới cùng của màn hình OLED. Nó sẽ nhận thông tin phản chiếu từ nguồn sáng OLED khi ngón tay quét lên và xác thực để đưa ra phản hồi cuối cùng.
Công nghệ nhận diện vân tay quang học là giải pháp khá hoàn hảo ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên hạn chế là nếu bề mặt ngón tay quá lớn hoặc vân tay hơi mờ thì các ống kính quang học có thể không phát hiện được. Ngoài ra, công nghệ này dương như chưa phát hiện cơ thể sống được, tức là mặt kỹ thuật cần nhiều chỗ cho sự cải tiến.
Công nghệ nhận diện vân tay siêu âm
Công nghệ nhận dạng vân tay siêu âm là một chương trình nhận dạng mới, hiện đại và tiên tiến nhất cho tới thời điểm này. Nguyên tắc của nó hoạt động là cảm nhận sự khác biệt trên bề mặt cảm biến khi tiếp xúc với một ngón tay sau đó truyền các âm thanh sóng sau đó tiếp nhận phản xạ lại về cảm biến để xác thực.
Hạn chế của công nghệ này chính là nếu mặt kính quá dày thì cảm biến không thể nhận diện được phản xạ sóng siêu âm. Tuy nhiên, công nghệ màn hình OLED mới với độ dày chỉ 1.2mm thì có thể sẽ cho phép nó hoạt động tốt.
Kể từ khi sóng siêu âm có thể thâm nhập vào biểu bì ngón tay vân tay sâu hơn tạo ra hình ảnh ba chiều, làm cho công nghệ này tự nhiên và an toàn hơn rất nhiều. Hơn nữa, ngón tay ẩm thì nó vẫn sẽ nhận dạng được mà lại còn dễ dàng hơn nữa.
Tuy nhiên, điều đáng nói đến là vào năm 2017, Vivo cũng thể hiện thông qua chương trình nhận dạng vân tay dưới màn siêu âm khi hợp tác cùng Qualcomm, nhưng cuối cùng đã chọn Synaptics hợp tác. Điều này có nghĩa là chương trình thế hệ tiếp theo của Qualcomm có thể vẫn không đáp ứng kỳ vọng, ngay cả khi lý thuyết hoạt động của công nghệ đó là xuất sắc.
Vậy khi nào toàn bộ màn hình có thể nhận diện vân tay?
Tất cả các phương pháp nhận diện vân tay hiện tại đều có hạn chế là bạn cần đặt chính xác vào vị trí đặt cảm biến, tức là có giới hạn nhất định về vị trí tiếp xúc của ngón tay.
Tuy nhiên, công nghệ của công ty CrucialTec có thể nâng tầm trải nghiệm này lên mức hoàn toàn mới. Năm ngoái, CrucialTec đã nộp bằng sáng chế toàn bộ màn hình công nghệ nhận dạng vân tay của họ (DFS). Công nghệ này có thể xác định dấu vân tay của người dùng trên màn hình ở bất kỳ vị trí nào và tương thích với màn hình OLED cũng như màn hình LCD, mà còn tương thích với nhận dạng vân tay quang học và điện dung. Có tin đồn, công nghệ nhận dạng vân tay toàn màn hình từ CrucialTec có khả năng được thực hiện vào nửa cuối năm nay trên Samsung Galaxy Note 9.
Kể từ khi ra mắt của Apple Face ID trên iPhone X và loại bỏ nhận diện vân tay. Nhiều ý kiến cho rằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt là tốt hơn. Nhưng mình nghĩ rằng, bây giờ, hai công nghệ nên có mối quan hệ song hành trên smartphone sẽ là tốt hơn vì mỗi loại đều có lợi thế riêng của mình trong các tình huống khác nhau. Trong cả hai công nghệ nhận dạng vẫn chưa có cái nào là hoàn hảo cả.
Và bởi CES 2018, trải nghiệm mà Vivo X20 Plus UD đem lại là hoàn toàn tốt với khả năng nhận diện chính xác và nhanh chóng vân tay của người dùng. Nó không hề thua kém công nghệ vân tay truyền thống một chút nào.
Nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện vì khi Vivo hiện thực hóa công nghệ nhận diện vân tay trên màn hình thì chắc chắn OEM khác sẽ không chịu đứng yên. Năm 2018, chúng ta có thể thấy một cuộc chạy đua cho các xu hướng mới trong đó sẽ có cả nhận diện vân tay trên màn hình hoặc toàn màn hình.
Ngọc Bình
Theo mydrivers