Báo cáo của Công ty tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới Gartner (Mỹ) cho thấy sự khởi đầu đáng thất vọng của thị trường smartphone những tháng đầu năm 2016. Theo đó, doanh số bán đã sụt giảm 7% so với năm 2015 và nếu quy đổi từ con số 1,5 tỉ chiếc điện thoại được bán ra trong hai quý đầu năm nay thì trung bình mỗi giây, chỉ có 47 chiếc smartphone được đến tay người dùng (cao hơn 3 chiếc so với năm 2015).
Trong thời gian tới, tình hình này dường như cũng không khả quan hơn khi mà dự đoán từ hệ thống Babbage Difference Engine trả lại kết quả rằng thậm chí đến năm 2020, thị trường smartphone vẫn chỉ được đạt được doanh số bán vào khoảng 1,9 tỷ chiếc.
Nếu bạn còn nhớ thì vào thời điểm năm 2010, thị trường smartphone đã bùng nổ với mức tăng trường kỷ lục nên đến 73%, tuy nhiên ở thời điểm này, các thị trường như Mỹ, châu Âu hay Nhật và đặc biết là khu vực thị trường Đông Nam Á đã có dấu hiệu bão hòa. Thị trường Trung Quốc cũng có dấu hiệu đi xuống sau đợt tăng trưởng mạnh trước năm 2015. Riêng Ấn Độ là thị trường sáng nhất thời điểm hiện tại và Gartget dự đoán sẽ có khoảng 136 triệu chiếc smartphone được bán ra ở khu vực Nam Ấn Độ trong năm nay, tăng 29,5% so với năm ngoái.
Lý giải nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng này, các chuyên gia cho biết người dùng đang có xu hướng sử dụng điện thoại trong thời gian dài hơn thay vì thay đổi liên tục như trước đây. Điều này sẽ tạo ra thách thức lớn cho các nhà sản xuất smartphone khi mà nhu cầu bị suy giảm trong khi đòi hỏi về sự phát triển công nghệ ngày càng tăng.
Theo đó, nhà nghiên cứu Roberta Cozza cũng đưa ra nhận định rằng: “Tại các thị trường lâu đời như Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các thị trường khác là Châu Á, Thái Bình Dương, người dùng điện thoại cao cấp đang kéo dài chu kỳ thay máy mới đến 2,5 năm và xu thế sẽ không thay đổi trong vòng 5 năm tới.” Chưa kể đến sự cạnh tranh đến từ các nhà cung cấp mạng viễn thông (gọi tắt là CSP) với chính sách tặng kèm miễn phí smartphone cho gói hòa mạng 2 năm một lần và điều này khiến chu kỳ thay mới điện thoại trở nên đa dạng hơn. Bên cạnh đó, CSP còn tung ra các chương trình tiết kiệm và các hãng sản xuất như Apple cũng triển khai chương trình nâng cấp đổi cũ lấy mới chỉ trong 12 tháng. Mặc dù vậy, Cozza cho rằng những chương trình này không dành cho mọi người dùng bởi hầu hết họ vẫn muốn sử dụng thiết bị cũ trong 2 năm hoặc lâu hơn so với trước đây.
Như để khẳng định thêm dự đoán mà Gartget đưa ra, IDC Research cũng công bố con số khá tương đồng với 1,48 tỉ thiết bị được bán ra trong năm nay. Trước đó, hãng nghiên cứu thị trường từng đưa ra dự đoán rằng thị trường smartphone sẽ tăng trưởng khoảng 7,1% trên toàn cầu nhưng hiện tại thì cắt lại còn 3,1%. Trong đó doanh số của các thiết bị Android sẽ tăng khoảng 6,2%, iOS giảm 2,2%, Windows Phone thì không đáng kể nhưng chưa hoàn toàn biến mất trên thị trường.
Nhà phân tích Anthony Scarsella tại IDC nói rằng: “Mặc dù mức tăng trường trên toàn thị trường smartphone chỉ ở mức một con số nhưng phân khúc phablet được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 2 con số đến năm 2019, sau đó giảm xuống còn 9,2% vào năm 2020.” Ông nói thêm: “Các nhà sản xuất sẽ tiếp tục đẩy mạnh các thiết bị kích thước lớn ở nhiều tầm giá khác nhau, tập trung vào màn hình lớn, chất lượng cũng như các tính năng đa phương tiện tại các thị trường đang trưởng thành và phát triển. Chúng ta đang chứng kiến một loạt các nhà sản xuất định hướng sản phẩm đầu bảng của mình sang hạng mục phablet mặc dù mức giá trung bình của nó sẽ cao hơn đáng kể so với smartphone, tính trung bình là 383 USD so với 260 USD trong năm 2016.”
Ho Huyn
Theo: Tinhte