'Apple của phương Đông'
Trung Quốc nổi tiếng với các loại hàng nhái, tất nhiên sẽ không loại trừ cả việc nhái những sản phẩm nổi tiếng của Apple. Lei bán ra hàng triệu ĐTDĐ rất giống iPhone. 'Chúng tôi đang sản xuất những mẫu điện thoại giống như PC và đây hoàn toàn là một ý tưởng mới. Xiaomi đang làm những thứ mà các công ty khác chưa từng làm', Lei nói.
Những lời nói trên của Lei có thể khiến Apple và Samsung- hai đại gia smartphone- kinh ngạc nhưng cũng không tránh khỏi sự thật là Xiaomi đã bán được 2 tỷ USD máy điện thoại tại Trung Quốc trong năm ngoái. Xiaomi đang là một tên tuổi lớn tại Trung Quốc -thị trường ĐTDĐ lớn nhất thế giới. Hãng hy vọng doanh thu sẽ tăng gấp đôi trong năm nay.
Thành lập từ chỉ một nhóm các kỹ sư Trung Quốc cách đây 3 năm, Xiaomi đã bán 7 triệu ĐTDĐ trong năm 2012 bằng cách dùng các thiết kế có sẵn và bắt chước hình dáng của iPhone, rồi dùng các thủ thuật marketing để thu hút khách hàng.
Khônghề ngạc nhiên khi các công ty mong muốn tạo ra một 'Apple Trung Quốc'. Ông Lei đã khiến nhiều người tin tưởng bởi chưa một công ty nào đạt cột mốc doanh thu hàng năm là 1 tỷ USD tại Trung Quốc nhanh hơn Xiaomi.Thành phầnủng hộ Xiaomibao gồm: Qiming Venture Partners, chi nhánh quỹ đầu tư mạo hiểm của Qualcomm và Digital Sky Technologies -một hãng đầu tư do Yuri Milner điều hành, người từng đầu tư vào Facebook, Groupon và Zynga. Hiện nay, Xiaomi có giá trị 4 tỷ USD, theo những đánh giá tài chính mới nhất.
Nếu giá trị trên được giữ vững, Xiaomi sẽ là một trong những công ty công nghệ giá trị nhất Trung Quốc, sau Alibaba, Baidu, Tencent và Netease. Công ty nhắm đến những người dùng trẻ, có hiểu biết, tốt nghiệp đại học, những người muốn có smartphone nhưng không đủ tiền mua loại máy đắt. 'Tôi chọn Xiaomi vì máy đẹp, hợp túi tiền', Lu Da -một nhà tư vấn giáo dục 26 tuổi ở Thượng Hải nói.
Liệu có tăng trưởng bền vững?
Một số người nghi ngại rằng công ty này chỉ sản xuất loại máy giá rẻ bắt chước iPhone mà không có phần mềm giá trịcải tiến phần cứng nào. Họ cũng nói Xiaomi phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ Apple và Samsung- những công tyđang có chiến lược ra smartphone giá rẻ. Hơn nữa, sức mạnh marketing của những nhà sản xuất máy Trung Quốc khác như Lenovo, Huawei và HTC của Đài Loan cũng là một mối đe dọa với Xiaomi.
Dù công ty có thành công hay không thì Xiaomiđã giúp danh tiếng của Lei lên cao. Lei Jun đã từng làm việc hơn 10 năm tại hãng phần mềm Trung Quốc Kingsoft và đưa công ty này niêm yết chứng khoán lần đầu năm 2007. Hiện tại, ông vẫn là Chủ tịch và nắm lượng cổ phiếu trị giá 300 triệu USD ở đây.
Ngoài ra, Lei cũng đầu tư vào một loạt các công ty phần mềm và Internet thành công khác, bao gồm YY -một nền tảng mạng xã hội đã niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch Nasdaq ở Mỹ hồi năm ngoái và hiện có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD. Một trong những thành công sớm nhất của Lei là vào năm 2004, khi Amazon trả 75 triệu USD để mua lại công ty thương mại điện tử Joyo.com của ông.
'Lei Jun là một hiện tượng', Kai-Fu Lee, cựu lãnh đạo tại Google vàđangđiều hành hãng Innovation Works ở Bắc Kinh chuyên đầu tư vào các công ty Trung Quốc mới thành lập, nói. 'Lei rất nhạy cảm về các thị trường và nhu cầu người dùng và hiện ông có tham vọng tạo ra một nhãn hiệu công nghệ quen thuộc với hộ gia đình'.
Lei Jun- Tự tin vàtự kiêu
Lei rất ít tiết lộ về cuộc sống riêng, nhưng ông có gần 5 triệu người theo dõi trên mạng Sina Weibo, một dạng Twitter của Trung Quốc và được xem là một 'VIP' trong giới công nghệ.
Ông lớn lên ở gần Vũ Hán, một thành phố công nghiệp của Trung Quốc và học ngành khoa học máy tính ở trường Đại học Vũ Hán. Trong khi học đại học, vào năm 1987,Lei đã đọc một cuốn sách về Steve Jobs và quyết định bắt chước ông.
'Tôi bị ảnh hưởng lớn bởi cuốn sách đó và muốn thành lập một công ty hạng nhất', Lei chia sẻ. Sau khi hoàn thành khoá học, ông gia nhập Kingsoft. Là một kỹ sư tài năng và có nhiều kỹ năng marketing sắc sảo, Lei nhanh chóng được xếptrong hàng ngũ lãnh đạo và trở thành CEO Kingsoft vào năm 1998. Tại Kingsoft, ông cũng thiết lập hãng Joyo.com và trở thành nhà đầu tư trong hàng chục công ty khác.
'Lei rất có tầm nhìn', Liu Ren, một người bạn lâu năm của Lei nói. 'Ông nhìn ra các xu hướng trước khi người khác nhìn ra và luôn sẵn sàng điều chỉnh'.
Với 41 triệu USD tiền vốn ban đầu, Lei đã hợp tác với một cựu kỹ sư Google và Microsoft là Bin Lin cùng5 kỹ sư khác thành lập Xiaomi tại một văn phòng nhỏ ở ngoại ô Bắc Kinh.
Tháng 8/2011, Xiaomi ra smartphone đầu tiên là Mi-1 và bán hết veo trong 2 ngày. Mẫu Mi-2 ra mắt vào tháng 8 năm ngoái vànhanh chóng được tiêu thụ sạch sẽđến nỗi một số nhà đầu tư nói Xiaomi đang cố tình tạo ra cơn sốt hết hàng giả tạo nhằm gây tiếng vang qua phương pháp 'marketing khan hàng'.
Để giảm chi phí, công ty cắt giảm khâu nhà phân phối, bán thẳng hàng trên website của họ, điều này giúp họ bán smartphone với giá chỉ bằng một nửa iPhone hoặc các mẫu Samsung Galaxy. Nhiều nhà phân tích và đầu tư công nghệ ở Trung Quốc nói giá trị của Xiaomi như 'bong bóng' vàrất khó duy trì tăng trưởng. Dù vậy, Lei khẳng định công ty có thể bán ra hơn 15 triệu điện thoại trong năm nay. Và Xiaomi cũng như Apple, đang tìm hiểu mảng thị trường TV.
Lei được tạp chí Forbes đưa vào danh sách một trong những doanh nhân giàu nhất Trung Quốc với tài sản là 1,7 tỷ USD. Nhận xét về Lei, nhiều người cho rằng ông là người tự tin và có chút tự kiêu.
'Chúng tôi không chỉ như một công ty Trung Quốc chỉ biết sản xuất điện thoại rẻ. Xiaomisẽ là một công ty trong danh sách Fortune 500 danh tiếng', Lei khẳng định.