Đó là ý kiến của ông Vũ Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT(Bộ TT&TT) tại buổi tọa đàm giới thiệu và xin ý kiến các hiệp hội, doanh nghiệp CNTT về việc tham gia Hiệp định CNTT mở rộng ITA 2 do Bộ TT&TT tổ chức ngày 5/6/2013 tại TP.HCM.
Mặc dù đã chuyển thư mời tới hàng chục doanh nghiệp ở TP.HCM nhưngcácđại diệndoanh nghiệp tới tham dự góp ý lại chưađược 10 người. Số lượngđãít như vậy nhưng đến khi xin ý kiến đóng góp thì một số doanh nghiệplạitừ chốivì đếnđể 'lắng nghe' là chính!?
Trước tình hình đó, ông Nguyễn Trọng Đườngphải góp ý thẳng thắn với các doanh nghiệp tham dự. Theo ôngĐường,đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam làkhi cơ quan nhà nước tổ chức xin ý kiến thì không ai quan tâm, không hỏi hannhưng đến khi chính sách áp vào rồi thì kêu ầm lên, mà lúc đó có kêu thìchỉ nói cho vui thôi! Chẳng hạn, lúc đàm phán gia nhập WTOhay đàm phán về Hiệp định Việt Nam -ASEAN - Trung Quốc,Bộ TT&TT nhiều lần xiný kiến doanh nghiệp, đăng tải trên website 45 ngày mà khôngnhậnđượcmột ý kiến nào. Gửi công văn cho các hiệp hội,doanh nghiệpchỉ nhận được câu trả lời chung chung hoặc không trả lời. Ai cũng nghĩ rằng đây là chuyện của người khác chứ không phải việc của mình, đến lúc ápthuế chẳng hạn thuế nhập khẩu máy tính 0%, thuế nhập khẩu linh kiện 5% (có linh kiện đặc biệt lên đến 10- 30%) thìbắtđầuviết đơn, thư, email, phát biểu khắp trên các diễn đàn.
'Dù muốn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp songBộ TT&TT không thể lúc nào cũng theo sát, vì thế mới cầnlấy ý kiến.Nên nhớ rằngđây là quyền lợi của chính các doanh nghiệp bởi khi áp chính sách rồi thì doanh nghiệp không thể kêu được. Ngay cả việc góp ý cho Hiệp định liên quan đến hàng trăm nước, trên cả luật trong nước, thế nhưng cũng không thấy aigóp ý. Trong khi đó, việc tham gia Hiệp định CNTT mở rộng ITA 2 sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong củacác doanh nghiệp, nhiều khi chỉ1 mặt hàng đưa vào Hiệp định cũng khiếndoanh nghiệp có nguy cơ dẫn đến phá sản',ôngĐường nói.
Đồng quan điểm trên, ôngVũ Anh Tuấn -Tổng thư ký Hội Tin học TP.HCM (HCA)cho biết, hàng năm HCA đềulấy ý kiến đóng góp cho nhiều dự thảo của Bộ TT&TT, tuy nhiên số doanh nghiệp tham gia chưa nhiều. Kể cả khi UBND TP tổ chức họp cũng vậy, chỉ những doanh nghiệp bị'đụng chạm' thì tham gia họp tiếp, còn các đơn vị chưa bị ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì chẳng màng tới, điều này gâythiệt hại cho chính doanh nghiệp. Như sự kiện tọa đàm cũng vậy, Bộ TT&TT và các Hiệp hội đã đưa thông tin đến doanh nghiệp từ web, mail, thậm chí gọi điện thoại xác nhận đi dự, thế nhưng cũng chẳng thấy doanh nghiệp tham gia.
Vềcông táclấy ý kiếncho việc tham gia Hiệp định CNTT mở rộng (ITA 2), ông Đường cho biết sẽ kết thúc vào cuối tháng 7/2013, vì thế hi vọng các doanh nghiệpsẽ tích cực đóng góp ý kiếnhơn.