Nhắc tới kim tự tháp ai cũng nghĩ đến Ai Cập và tượng Nhân Sư, nhưng ít ai ngờ Kim Tự Tháp có mặt hầu như trên khắp thế giới nhưng chưa được khám phá hết.
Hồ Phủ Tiên nằm ở thành phố Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam, ở độ sâu 1720m so với mực nước biển với tổng diện tích 212km2 là một trong những hồ nước ngọt sâu nhất Trung Quốc. Ẩn dưới làn nước trong xanh là nền tường của thành cổ và những cấu trúc bí ẩn từ hàng ngàn năm trước.
Vị trí hồ Phủ Tiên, nơi tìm thấy cấu trúc bí ẩn dưới đáy hồ (Ảnh: Internet)
Cấu trúc cổ được phát hiện lần đầu tiên năm 1992, khi một thợ lặn chuyên nghiệp tên là Geng Wei vô tình chạm phải một phiến đá được điêu khắc bằng tay dưới đáy hồ. Sau đó, hơn 30 lần khảo sát với sự góp mặt của tàu ngầm, các chuyên gia đã phát hiện những phiến đá khổng lồ, cầu thang và các bức tường kiên cố. Thành cổ bí ẩn dưới nước bao phủ một diện tích tổng cộng khoảng 2.4 km2 gồm 8 cấu trúc nổi bật, đặc biệt, theo Đài phát thanh Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 3 cấu trúc rất giống kim tự tháp của người Maya ở Châu Mỹ. Một kim tự tháp này có đáy hình tròn, cao khoảng 37m. Hai cái khác cao hơn và được kết nối với nhau bởi một hành lang đá dài khoảng 300m.
Theo epoch times, các kim tự tháp ở hồ Phủ Tiên tiên tiến hơn nhiều so với các kim tự tháp khác trên thế giới, các viên đá ở đây đều được khắc các hình vẽ cũng như biểu tượng cầu kỳ khác nhau.
Một trong số nhiều khối khắc đá thu hút được sự chú ý đặc biệt. Ở phía trên bên phải của nó được chạm khắc một vòng tròn nhỏ và bảy tia bao quanh, giống như mặt trời. Ở bên trái, cũng được khắc một vòng tròn tương tự, nhưng chỉ có bốn tia xung quanh.
Theo các chuyên gia, hình tháp có hình mặt trời [loại khắc] trên đá rất hiếm. Biểu tượng mặt trời với bốn tia sáng như vậy từng được tìm thấy trên trống đồng thời Xuân Thu (722-481TCN). Tuy nhiên, biểu tượng khắc trên những khối đá dưới hồ được cho là còn lâu hơn thế nữa – hơn 1.800 năm tuổi.
Nhóm điều tra cũng tìm thấy trên đá một số chạm khắc giống mặt nạ. Má phẳng và hàm răng nghiêng của mặt nạ không phù hợp với đặc điểm khuôn mặt của con người.
Các dấu hiệu khác được tìm thấy tại khu vực này bao gồm các dấu hiệu “0” và “1” và bảy lỗ khắc được thiết kế gọn gàng trong các hòn đá. Các chuyên gia cũng tìm thấy một số bản vẽ đơn giản, một trong số đó giống với khuôn mặt người. Trên một số loại đá khác, dấu khắc trông giống như chữ La Mã “1” và chữ “y” tiếng Anh sắp xếp theo hàng.
Các chuyên gia thừa nhận rằng vẫn chưa thể giải mã được những biểu tượng này.
Khám phá này đã chứng minh rằng cấu trúc tuyệt đẹp được xây dựng bởi con người cổ đại văn minh có trình độ kỹ thuật cao. Với diện tích lớn hơn cả thủ đô của triều Hán nhưng tại sao nó lại không hề để lại dấu vết gì trong hồ sơ lịch sử.
Trên thế giới có lưu lại nhiều truyền thuyết về cơn Đại Hồng Thủy cuốn trôi nhân loại khi đạo đức của họ suy đồi, xóa hết tàn tích văn minh cũ để tạo dựng một kỷ nguyên mới. Phải chăng vì lẽ đó mà lịch sử không lưu lại 1 chút gì của triều đại này?
Theo nhà nghiên cứu Graham Hancock, công trình này có thể là phần còn lại của một thành phố cổ xưa cách đây 13 000 năm đã bị nhấn chìm trong cơn đại hồng thủy.
Những cư dân địa phương cho hay, khi trời nắng sóng yên, đứng trên núi xung quanh mà quan sát có thể nhìn thấy bóng nền tường của thành cổ dưới nước. Có rất nhiều huyền thoại mà người dân địa phương nhớ đến. Một câu chuyện cổ xưa từng mô tả về “những người đã chìm cùng với thành phố cổ và bây giờ sống dưới nước”. Và một số người đã từng nói, “khi lặn, họ đã phát hiện xác ướp đang đứng trong hồ.”
Một thành phố có công nghệ cao, văn minh là thế, nhưng vẫn bất lực trước Tai họa của Thiên nhiên.