Cơn sốt vàng của giới đầu tư công nghệ Trung Quốc

Trung Quốc đầu tư phát triển game trực tuyến Intel Capital đầu tư vào 4 công ty Trung Quốc nữa Thung lũng Silicon trả lương bao nhiêu? Cảnh báo Thung lũng Silicon sắp suy tàn 10 kinh nghiệm quản lí từ các công ty công nghệ Trung Quốc

Việc Lenovo hoàn tất thương vụ mua Motorola Mobility từ Google với giá 2,91 tỷ USD hồi tháng 10/2014 chỉ là một trong số nhiều giao dịch mua lại các công ty nước ngoài của ngành công nghệ Trung Quốc. China Mobile đã đầu tư hơn một tỷ USD vào các công ty viễn thông ở Pakistan và Thái Lan; Lenovo đã chi ra 2,3 tỷ USD để mua lại mảng kinh doanh máy chủ cấp thấp của IBM tại Mỹ hay Huaxin đã mua 85% cổ phần công ty viễn thông Alcatel-Lucent của Pháp; Alibaba đã chi ra 220 triệu USD để mua 20% cổ phần của ứng dụng video di động Tango, và cùng tham gia với vài công ty khác để góp quỹ cho dịch vụ xe Lyft, với tổng số tiền quỹ là 250 triệu USD; và Baidu đầu tư vào Uber, thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) trị giá 300 triệu USD tại Silicon Valley. Những giao dịch trên chỉ là một vài ví dụ.

Các chuyên gia phân tích không cho rằng chuyện này sẽ tiếp diễn, nhưng có nhiều lý do để tin rằng phong trào đầu tư công nghệ hướng ngoại mới dấy lên gần đây của Trung Quốc sẽ chưa dừng lại. Mảng công nghệ của Trung Quốc thì đầy tiền, và thị trường nội địa càng lúc càng cạnh tranh hơn đã khiến nhiều công ty nóng lòng muốn có thêm công nghệ và sức mạnh mới từ nước ngoài.


Cơn sốt vàng của giới đầu tư công nghệ Trung Quốc

Nguồn lực

Đầu tư của Trung Quốc ra thế giới trong những năm gần đây tiếp tục gia tăng, tạo ra cơ hội để liên kết làm ăn với các công ty nước ngoài. Lượng tiền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đã tăng một cách đáng kinh ngạc, từ 2,7 tỷ USD trong năm 2002 lên 102,9 tỷ USD trong năm 2014, theo dữ liệu của Bộ Thương Mại Trung Quốc – tăng gần gấp 40 lần chỉ trong 12 năm.

Tiềm năng của việc đầu tư trong tương lai là thực sự lớn: Rhodium Group, một công tynghiên cứu thị trường đã ước tính rằng trong thập kỷ này, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc sẽ đạt mức 2 nghìn tỷ USD. Chính phủ này đã dự đoán lượng tiền đầu tư ra nước ngoài sẽ sớm trở nên lớn hơn lượng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Trung Quốc, khi các doanh nghiệp Trung Quốc càng lúc càng hướng ngoại hơn.

Các công ty Trung Quốc đi ra nước ngoài để tìm kiếm những thứ mà trong nước họ còn thiếu, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, công nghệ cấp tiến, và thậm chí là cả những hệ thống pháp lý mạnh mẽ hay luật sở hữu của những nước phát triển. Các công ty Trung Quốc vốn sở hữu những công nghệ đặc biệt tiên tiến quyết định đầu tư ra nước ngoài và đăng ký sáng chế mới ở đó nhằm tránh khỏi luật sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, vốn nổi tiếng lỏng lẻo.

Hơn nữa, tăng trưởng nhanh chóng trong thị trường nội địa cũng đã khiến các công ty Trung Quốc có số tiền dư dả, họ tìm kiếm những cơ hội đầu tư và đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho giá trị tài sản ở nhiều nước phát triển trở nên rẻ hơn hẳn.

Trong khi đó, Trung Quốc thì đang dần dần thả lỏng những quy chế về việc đầu tư ra nước ngoài, tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp khối tư nhân đã chiếm đến hơn một nửa (59%) tổng giá trị giao dịch của Trung Quốc trong năm 2011 và 2012, và 70% FDI của Trung Quốc trong năm 2013.

Một phần lý do của việc tăng trưởng đầu tư gần đây trong mảng công nghệ là do chính sách thoáng và tự do hơn. Mặc dù có quan hệ gần gũi với chính phủ, đa số các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc không thuộc nhà nước với 95% trong số đó hoàn toàn tư nhân. Nói đơn giản là họ có một cách suy nghĩ hoàn toàn khác, phải sống bằng mọi giá. Cho nên các công ty tư nhân đương nhiên sẽ sẵn lòng nhìn ra nước ngoài hơn.

Các công ty Trung Quốc tiếp cận cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Những công ty hoạt động trong các nước phát triển, như Huawei, và Wanxiang (chế tạo linh kiện ô tô), đã có những thành công khi họ tập trung vào phần cứng. Trong khi đó, Baidu và Xiaomi , công ty nổi tiếng với điện thoại thông minh của mình, thì nhắm vào các nước đang phát triển.

Nhưng chiếm thị phần trong một thị trường mới thường rất khó khăn, yêu cầu phải thành công trong việc nội địa hóa sản phẩm, nhân viên phải làm việc được tại địa bàn bản xứ, và phải vượt qua được người đương nhiệm – có thể là một công ty địa phương hay toàn cầu – đang chiếm lĩnh thị trường nước đó.

Những nỗ lực để chiếm thị phần nước ngoài đã dẫn đến một vài trong số những thất bại lớn của Trung Quốc trong việc thâu tóm công ty khác – từ giao dịch không thành của TCL Corporation để mua Thomson Electronics của Pháp, đến lời từ chối khi Huawei muốn tham dự đấu thầu trong các dự án công nghệ và viễn thông của Mỹ.


Người Trung Quốc ra biển lớn

Du học

Những công ty Trung Quốc sẽ có khả năng thành công cao hơn nhiều trong việc mua công ty nước ngoài, nếu mục tiêu cuối cùng của họ là phát triển trong thị trường Trung Quốc, nơi họ có nhiều hiểu biết hơn, và cũng là nơi vẫn còn tiềm năng to lớn. Một trong những châm ngôn của các nhà đầu tư Trung Quốc là: “Đầu tư để học hỏi, đừng đầu tư để chiếm thị phần trong một đất nước xa lạ, khi mà bạn thì không hiểu gì về thị trường đó cả”.

Chiến lược này có vẻ đang càng lúc càng lan rộng trong ngành công nghệ; hiện tại, các công ty Trung Quốc đang đầu tư để thu thập công nghệ, khả năng, tài năng và thương hiệu mang tính chiến lược, mà họ có thể mang về nhà.

Tencent là ví dụ điển hình của một công ty đã thành công trong việc thăng tiến vị trí của mình ở quê nhà, sau khi đã có những đầu tư và học hỏi ở nước ngoài. Tencent từ lâu đã nổi tiếng về những phiên bản nhái theo các dịch vụ thành công của công ty khác, bao gồm từ ICQ đến FarmVille. Vào năm 2010, các đối thủ chỉ trích Tencent rằng đây chỉ là “một công ty không tự tạo ra cái gì”. Tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua, mô hình làm ăn nhái của Tencent đã trở nên hợp pháp hơn nhiều – thay vì bắt chước theo dịch vụ, bây giờ công ty này lại thường hay tìm cách mua lại dịch vụ đó.

Vào năm 2012, Tencent đã đầu tư 63,7 triệu USD vào KakaoTalk, một ứng dụng tin nhắn di động của Hàn Quốc. Không như nhiều công ty di động khác, KakaoTalk đã phát triển thành công chiến lược kiếm tiền, bao gồm việc bán những emoticon và trò chơi cho khách hàng – những tính năng bán hàng này đã có ảnh hưởng lên ứng dụng chat di dộng của Tencent, WeChat. Việc Tencent mua những công ty game nước ngoài như Riot Games và Epic Games cũng là để thu thập những tựa game mà họ có thể mang về nhà. Về cơ bản là họ đang tìm kiếm những game đang thịnh hành tại thị trường Mỹ và rồi nội địa hóa cho thị trường ở nhà.

Một số giao dịch mua công ty gần đây của Baidu đã cho thấy dường như công ty này cũng muốn “đi du học” – ví dụ như việc họ trở thành một cổ đông thiểu số của công ty Phần Lan IndoorAtlas vào tháng 9. IndoorAtlas đã chế tạo ra một sản phẩm di động tân tiến, cho phép người dùng vẽ bản đồ và di chuyển trong những không gian trong nhà. Công nghệ này có thể mang tiềm năng lớn cho Baidu, đang chiếm lĩnh khoảng 80% thị trường chương trình tìm kiếm trên di động, và khoảng hơn một nửa thị trường bản đồ di động ở Trung Quốc.

Không phải chỉ có mỗi các công ty Trung Quốc là đã học hỏi được điều gì mới. Thực ra, họ cũng có thể mang lại nhiều thứ quý giá cho các công ty nước ngoài. Đó là chưa kể cơ hội kiếm được bộn tiền, cùng khả năng tiếp cận với thị trường Trung Quốc cho những công ty nước ngoài.

Thung Lũng Silicon đánh giá các công ty Internet của Trung Quốc rất sáng tạo. Họ giỏi hơn bất cứ ai trong việc chế tạo game và kiếm tiền từ chúng. Trong một vài lĩnh vực di động, các công ty Trung Quốc mạnh hơn, thông minh hơn, và nhanh hơn nhiều đối thủ trên thế giới.

Cũng có những lý do khác khiến các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài mà trong đó mục tiêu chính không phải lúc nào cũng là để thúc đẩy công nghệ. Đôi khi là để đầu tư vào các công ty quan trọng đối với ngành của họ, và có thể giúp công ty đó phát triển và trở nên giá trị hơn. Đây là chiến lược đằng sau việc ZPark Venture Fund đầu tư vào công ty công nghệ thông tin chăm sóc sức khỏe HealthCrowd tại California, cũng như việc Ngân Hàng Trung Quốc đổ tiền vào Zimmer Holdings, một công ty thiết bị y tế đặt trụ sở tại Indiana.

Trong những trường hợp khác, doanh nghiệp Trung Quốc cũng có thể là đang nhắm tới việc khai thác nguồn tài năng và kinh nghiệm quản lý của các công ty nước ngoài, ví dụ như trong đợt đầu tư nổi tiếng của Baidu vào một trung tâm R&D kiêm phòng thí nghiệm trí thông minh nhân tạo ở Thung Lũng Silicon vào năm 2014.


Từ một công ty chuyên xào nấu ý tưởng giờ đây Tencent trở thành đại gia trong ngành công nghiệp Internet

Những trở ngại lớn

Khi mua công ty nước ngoài, các công ty Trung Quốc sẽ gặp phải vô vàn thách thức. Một trong những thách thức lớn nhất là thiếu kinh nghiệm trong quản lý và vận hành ở thị trường nước ngoài.

Thực tế đã chỉ ra rằng nhiều thất bại trong những nỗ lực mua công ty nước ngoài của Trung Quốc vào thời gian đầu, là bởi họ đã lấy những công ty đang thất bại từ nhiều nguyên nhân phức tạp làm mục tiêu. Các công ty như TCL chưa chắc đã có khả năng ra nước ngoài, còn chưa kể đến việc vực dậy một công ty đang gặp khó khăn. Huawei là một ví dụ điển hình của một công ty Trung Quốc mà đã không biết lắng nghe thị trường, đã có những sai lầm trong việc quản lý hình ảnh của mình, và giờ đây công ty này về bản chất là đã bị cấm khỏi một số hình thức thương mại tại Mỹ.

Mặt khác, Lenovo đã quản lý tốt những công ty mà họ đã mua ở Mỹ. Bằng việc giữ lại ban điều hành và nhân viên của công ty mà họ mua, và thay đổi từ từ mô hình kinh doanh, Lenovo đã thuyết phục được những nhân viên người Mỹ của họ tại IBM và Motorola Mobility rằng hãng này đã sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm của người Mỹ, và cam kết sẽ quản lý lâu dài những công ty họ mua.

Cũng có những trở ngại khác trong việc đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc: như vấn đề tài chính và cấp phép tại Trung Quốc, hay là những mối nguy hại về an ninh trong việc đầu tư công nghệ cao. Tuy vậy, trở ngại lớn nhất đối với việc đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc dường như là việc kết nối được những công ty Trung Quốc đang muốn đầu tư với các mục tiêu tiềm năng.

Bên đầu tư và bên được đầu tư nhiều khi đơn giản là không biết làm sao để tìm được nhau. Bình thường, những nhà đầu tư Trung Quốc có ý định đầu tư sẽ đi những tour hoặc tham dự các hội nghị để họ có thể gặp gỡ với các mục tiêu đầu tư. Theo hướng ngược lại, thì các thành phố và quốc gia nước ngoài, cùng những chính quyền địa phương cũng có thiết lập nên các tổ chức trong Trung Quốc để chào mời đầu tư. Tuy nhiên, cả hai phương pháp đều không hoàn thiện trong việc kết nối các bên có mong muốn đầu tư/được đầu tư.

Một vấn đề có liên quan khác là việc giám sát một cách hiệu quả công ty được đầu tư, sau khi đã chi vốn. Tuy nhiên thách thức lớn nhất chính là những hệ thống giám sát này là cần phải giữ được sự hiện diện của mình ở đó và thuê được những chuyên gia giỏi.

Do đó, các tổ chức đang có những bước đi cải tiến ở nước ngoài. Các công ty Trung Quốc đang càng lúc càng tin cậy hơn vào một nhóm các chuyên gia ở Thung Lũng Silicon, thường là những người Trung Quốc bản xứ với nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghệ, trong việc xây dựng các mạng lưới và các mối quan hệ. Và các mối quan hệ hợp tác công-tư như Trung Tâm Đầu Tư Vùng Đô Thị Washington - Trung Quốc (GWCIC) tại Washington, D.C. – một trung tâm hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng của Trung Quốc tiếp cận được với thị trường Mỹ.


Lenovo làm tốt ở thị trường nước ngoài

Tương lai sẽ như thế nào?

Khả năng lớn là lượng đầu tư công nghệ của Trung Quốc sẽ chênh lệch khá nhiều từ năm này sang năm khác. Năm 2014-2015 đã là khoảng thời gian bận rộn khác thường; 2016 có thể sẽ không như thế. Tuy vậy, vẫn có nhiều lý do để cho rằng các khoản đầu tư công nghệ và hợp tác làm ăn nước ngoài vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng. Các quy định đầu tư cho những công ty tư nhân, vốn chiếm đa số mảng công nghệ, đã được thả lỏng hơn bao giờ hết ở Trung Quốc, và thị trường nội địa đầy cạnh tranh đòi hỏi các công ty Trung Quốc phải liên tục bám theo với những phát triển công nghệ mới nhất. Theo các nhà phân tích, thì so với các lãnh đạo trong các mảng kinh tế khác, các lãnh đạo công nghệ của Trung Quốc thường trẻ hơn và có khả năng đồng điệu với thị trường quốc tế hơn. Hơn nữa, các công ty nước ngoài giờ đây đang sẵn sàng đón nhận vốn của Trung Quốc hơn bao giờ hết.

Nói chung, những lợi ích song phương của việc Trung Quốc liên kết với các công ty nước ngoài là vô cùng lớn: mối quan tâm của Trung Quốc đã giúp các công ty nước ngoài có thể bán tài sản với giá cao hơn, đóng góp vào quỹ R&D, và hỗ trợ nền kinh tế. Ví dụ như tại Mỹ, các đầu tư công nghệ cao của Trung Quốc đã tạo ra hay duy trì 25.000 công việc trong vài thập kỷ vừa qua. Nhiều công ty Trung Quốc có dư tiền để đầu tư, mang lại cho các đối tác nước ngoài của mình khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc, cùng những công nghệ tiên tiến hơn nữa.

Điều mà các nhà đầu tư Trung Quốc mang lại cho các công ty được đầu tư chính là tốc độ phát triển. Ngay chính tại Trung Quốc hiện cũng đang có sự cạnh tranh kịch liệt giữa những ông lớn nội địa. Mức độ cạnh tranh, quy mô của thị trường, và vốn để nghiên cứu và phát triển mà họ sở hữu, sẽ đảm bảo rằng các công ty Trung Quốc vẫn sẽ là những nhà đầu tư hấp dẫn trong khoảng thời gian tới.

Bạn cần biết:
Những thương hiệu nổi tiếng đã chuyển nhượng cho Trung Quốc

Hồi năm 2005, Alcatel-Lucent bán hết cổ phần của mình trong công ty liên doanh cho TCL Communication Technology (Trung Quốc). Vì thế thương hiệu điện thoại Alcatel hiện nay là của công ty TCL.


Thương hiệu Alcatel không còn là của người Pháp

Tập đoàn Lenovo tiếp quản bộ phận sản xuất máy tính của IBM từ năm 2005. Tuy nhiên thời gian gần đây đang gặp cáo buộc về việc cài phần mềm điều khiển trên máy tính sử dụng hệ điều hành Windows trước khi xuất xưởng.


Thương hiệu điện tử và đồ gia dụng nổi tiếng của Hà Lan là Philips đã bán mảng di động cho tập đoàn TCL và mảng điện thoại của Philips đã được chuyển giao cho công ty điện tử CEC (China Electronics Corporation) của Trung Quốc từ năm 2007


Thương hiệu ThinkPad một thời nay đã là của Trung Quốc

Hồi năm 2011, Haier Group Corporation trụ sở chính đặt tại Trung Quốc đã ký kết biên bản ghi nhớ bao gồm các điều khoản mua lại mảng kinh doanh tủ lạnh, máy giặt và các sản phẩm điện máy tiêu dùng khác của Sanyo tại nhiều nước trong đó có Việt Nam.

Tháng 10/2015, quỹ đầu tư Godin Holdings của Trung Quốc đã thâu tóm thương hiêu điện thoại xa xỉ Vertu

Lenovo đã mua lại Motorola Mobility với mức giá 2,91 tỉ USD như thỏa thuận được đưa ra đầu năm 2014. Motorola Mobility sẽ vẫn hoạt động dưới dạng công ty con và vẫn đặt trụ sở tại Mỹ.


Ngoài những thương vụ mua lại thì những nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào các công ty có trụ sở tại nước ngoài. Ví dụ như thương hiệu smartphone Wiko, với 95% cổ phần của Tinno Mobile Technolog có trụ sở ở Thâm Quyến, nhưng vẫn được chào bán với xuất xứ từ Pháp. Hay ứng dụng bảo mật NQ Mobile đã thành lập công ty có trụ sở chính ở Lone Star (Mỹ), niêm yết trên thị trường chứng khoán New York và tuyển một đồng giám đốc điều hành người Mỹ

PC World VN, 02/2016

Từ khoá : ngh, Trung

TIN LIÊN QUAN

Thung lũng Silicon từ chối hợp tác với công ty thuốc lá

Thung lũng Silicon đã từ chối hợp tác với một công ty thuốc lá vì sợ rằng công ty đó sẽ khai thác dữ liệu cộng đồng phục vụ lợi ích cá nhân.

Các công ty công nghệ đang dần rơi vào tay người Trung Quốc như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đang ngày một chứng tỏ vị thế của mình trên thị trường công nghệ quốc tế. Trong đó, những động thái rõ ràng nhất là đang tích cực thâu tóm lại các tập đoàn...

Trung Quốc sẽ thâu tóm nhiều công ty Công nghệ trên toàn thế giới

Trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc đang ngày một chứng tỏ vị thế của mình trên thị trường công nghệ quốc tế. Trong đó, những động thái rõ ràng nhất là đang tích cực thâu tóm lại các tập đoàn...

Hình ảnh thung lũng Silicon trước khi trở thành trung tâm của thế giới công nghệ

Ngày nay, thung lũng Silicon thường được coi là trung tâm của thế giới công nghệ. Nhưng trước khi Google, Facebook, LinkedIn, và một loạt các công ty công nghệ lớn khác bắt đầu kinh doanh ở đó thì thung lũng Santa Clara là trung tâm của một ngành

Quỹ đầu tư 500 Startups công bố đầu tư 10 triệu USD vào Việt Nam

Theo hãng tin Bloomberg, Quỹ đầu tư mạo hiểm 500 Startups, được thành lập bởi Dave McClure tại thung lũng Silicon, Mỹ đang khởi động một quỹ dành riêng cho Việt Nam có trị giá lên tới 10 triệu USD, để đầu tư cho các công ty khởi nghiệp (startup)

Reuters: Trung Quốc đề nghị Alibaba và Tencent không chặn dịch vụ của nhau

Tờ 21st Centure Business Herald của Trung Quốc cho biết bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin đã có một cuộc họp với các công ty công nghệ lớn (bao gồm Alibaba, Tencent, ByteDance, Baidu…

Lenovo công bố kết quả kinh doanh thất vọng cho quý 4/2015

Thương vụ trị giá 2,91 tỷ USD giữa Lenovo và Google giờ đây đã mang lại những trái ngọt đầu tiên.

Chưa kịp lật đổ Apple, LeEco đã phải bán cơ sở tại Thung lũng Silicon để trả nợ?

LeEco từng là một hãng có rất nhiều tham vọng khi muốn thành công trong mọi lĩnh vực công nghệ từ smartphone đến xe điện.

THỦ THUẬT HAY

WP - Giao diện Blog đỏ chuyên nghiệp với Logger

Tông màu đỏ chủ đạo, thiết kế đơn giản nhẹ nhàng tạo cảm giác gần gũi phù hợp cho những người ưa thích sự đơn giản và uyển chuyển. Logger mang lại sự trải nghiệm thực sự cho các Bloger.

Thủ tục chuyển trường THPT tại Hà Nội gồm những gì?

Thủ tục chuyển trường THPT tại Hà Nội hiện nay có nhiều thay đổi mới để phù hợp với quy định của Bộ Giáo Dục, nếu các gia đình và các em học sinh đang có nhu cầu chuyển trường và tìm hiểu về thủ tục thì cùng theo dõi

8 điều tối kỵ khi vệ sinh máy tính

Việc vệ sinh máy tính - sản phẩm vốn đã trở thành “bất li thân” là niềm vui nho nhỏ, giúp bạn thư giãn. Tuy nhiên, làm sạch máy tính cũng cần phải biết cách.

Cách xem lại video đã thích trên TikTok mà bạn không nên bỏ qua

Bạn tương tác thả tim các video TikTok mà mình thích, nó sẽ giúp ích trong việc xem lại các video TikTok thú vị. Sau đây là cách xem lại video đã thích trên TikTok nhé...

Mang giao diện bàn phím LED chuyển màu cực chất lên iPhone không cần Jailbreak

Việc tùy biến giao diện trên iPhone không hề dễ dàng như hệ điều hành Android. Tuy nhiên không phải là không có cách để chúng ta độ lại giao diện của iPhone thêm phần bắt mắt.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Ngoại thất xe Hyundai Kona 2018 thế hệ hoàn toàn mới có gì nổi bật?

Đánh giá ngoại thất xe Hyundai Kona 2018 thế hệ hoàn toàn mới: Hyundai KONA 2018 sở hữu một thiết kế khá ấn tượng và có những điểm “lạ”. Ví dụ như hệ thống đèn được bố trí khác biệt nhiều so với truyền thống. Đèn LED

Đánh giá chi tiết Mitsubishi Xpander AT 2018 sau hành trình lái thử

Mitsubishi gọi Xpander là mẫu xe crossover MPV, nghĩa là kết hợp ưu điểm của cả dòng xe crossover và MPV. Ngoại hình ấn tượng mạnh mẽ, đột phá với ngôn ngữ thiết kế Dynamic Shield - Vẻ đẹp từ công năng, kết hợp với tối

So sánh AirPods 2 và AirPods 3: Nâng cấp mới có làm nên chuyện?

Có thể nói, AirPods 3 được Apple trang bị nhiều tính năng mới hấp dẫn, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của người dùng so với AirPods 2 trước đó.