Ngày mai 9/3 Việt Nam sẽ quan sát được Nhật thực, tuy chỉ là Nhật thực một phần nhưng đây vẫn là sự kiện thiên văn học hiếm có, và nếu quan sát đúng cách, chụp hình đúng phương pháp, các bạn sẽ vẫn có những tấm hình và trải nghiệm tuyệt vời. Hơn nữa, nếu tham gia chụp hình vào ngày mai và gởi hình vào bài này, các bạn còn có cơ hội trúng thưởng nữa!
Ngày mai 9/3 Việt Nam sẽ quan sát được Nhật thực , tuy chỉ là Nhật thực một phần nhưng đây vẫn là sự kiện thiên văn học hiếm có, và nếu quan sát đúng cách, chụp hình đúng phương pháp, các bạn sẽ vẫn có những tấm hình và trải nghiệm tuyệt vời. Hơn nữa, nếu tham gia chụp hình vào ngày mai và gởi hình vào bài này, các bạn còn có cơ hội trúng thưởng nữa!
Trước tiên, các bạn cần biết là quan sát Nhật Thực trực tiếp cực kỳ có hại cho mắt. Nếu nhìn nhật thực bằng mắt trần hoặc bằng ống nhòm, ống thiên văn, máy ảnh DSLR mà không có bảo vệ thì có khả năng bị hỏng mắt rất cao vì cường độ tia cực tím rất lớn.
Để chụp hình Nhật thực, các bạn bắt buộc phải dùng kính ND từ 8 stop trở lên vì sẽ rất sáng và chói, nếu không có kính ND 8-10 khẩu, các bạn có thể chồng nhiều kính để đạt được độ tối mong muốn.
Tham khảo trang thiết bị:
Máy ảnh DSLR, Mirrorless, điện thoại có thể chụp ở chế độ M Ống kính tele Chân máy Tham khảo phương pháp chụp
Đặt máy ảnh lên chân máy Chỉnh ISO về mức thấp nhất Chỉnh camera về chế độ M Lấy nét vào một vật thể ở rất xa / vô cực rồi tắt chế độ tự động lấy nét AF để khóa nét. Chụp thử ở tốc độ màn trập cao nhất có thể, ví dụ 1/8000 và xem thử xem có cần giảm tốc độ chụp hay không. Chụp thử ở f/8, nếu tốc độ màn trập vẫn rất cao và mặt trời vẫn bị cháy thì có nghĩa là filter ND / chắn sáng mặt trời vẫn chưa đủ mạnh Nếu các bạn quan sát mà không muốn chụp hình, các bạn cũng cần phải chuẩn bị
Trích lời các bạn HAAC - Thienvanhoc.org
Tuyệt đối không nhìn Mặt Trời nếu không qua các thiết bị bảo vệ mắt đặc biệt, vì mắt bạn có thể bị thương tật vĩnh viễn do các tia bức xạ của Mặt Trời.
1- Phương pháp quan sát trực tiếp
Không được sử dụng các loại kính râm, các phim lọc sáng không dùng cho mục đích thiên văn như phim X-quang, băng video, kính hơ khói v.v… các loại này có thể lọc được ánh sáng nhưng sẽ không lọc được những tia hồng ngoại và tử ngoại sẽ làm tổn thương mắt của bạn (theo NASA). Tuyệt đối không quan sát qua kính thiên văn, ống nhòm nếu không được gắn phim lọc mặt trời. An toàn khi sử dụng: kính của thợ hàn loại số 14, kính chuyên dùng cho mục đích thiên văn quan sát Mặt Trời. Đĩa mềm máy tính không bị trầy xước có thể sử dụng được nhưng cho chất lượng ảnh không tốt. Các kính thiên văn và ống nhòm khi được bịt phim lọc mặt trời chuyên dụng ở đầu ống kính có thể sử dụng để quan sát Nhật Thực.
2- Phương pháp quan sát gián tiếp:
+ Phương pháp quan sát qua màn chắn:
Tạo một lỗ thủng nhỏ khoảng 1mm trên một tấm bìa cứng hoặc một miếng thiếc, cho ánh nắng xuyên qua và quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ thủng lên 1 tấm giấy trắng đặt ở dưới.
Bấm để mở rộng...
II. Thi hình
Chủ đề: Nhật thực 09/03/2016
Đối tượng: Không có giới hạn nào. Thời gian nhận ảnh: Từ 09/03/2016 và kết thúc nhận ảnh lúc 24:00 ngày 12/03/2016
Gửi ảnh vào: Link ALBUM ẢNH NHẬT THỰC 09/3/2016 Thể lệ cơ bản:
Ảnh chụp Nhật thực 09/03, có nhật thực, có liên quan đến nhật thực ngày 09/03/2016 Ảnh phải được chụp vào ngày 09/03/2016 Mỗi tác giả có thể gửi tối đa 03 ảnh vào topic này, kích thước cạnh 960px Được xử lý ảnh, không được thay đổi sự thật, nội dung ảnh.
Ban giám khảo:
Các anh trong BQT và Box Camera.Tinhte.vn
Phần thưởng: Một giải nhất ổ cứng WD500GB và một giải kế tiếp là 1 Ví sen 2 do Khacten.com tài trợ