Khi sử dụng những nền tảng mã nguồn mở như Android, nghĩa là bạn phải đối mặt với nguy cơ khá cao là có thể trở thành nạn nhân của nhiều malware trên mạng. Nhưng may mắn là các kỹ sư của Google đã có cách phát hiện và loại bỏ những malware trước khi chúng gây hại đến thiết bị của người dùng.
Theo Google, mỗi ứng dụng sẽ được quét malware trước khi đưa lên Play Store. Nhưng ngay cả khi như vậy thì ứng dụng vẫn có thể tồn tại malware hay các lỗ hổng bảo mật khác. Để ngăn chặn thiết bị Android nhiễm malware, Google sẽ tiếp tục theo dõi những ứng dụng mà bạn download từ Google Play sau khi cài vào máy. Qua thông tin được chuyển giao giữa thiết bị và máy chủ của Google, các kỹ sư có thể xem xét liệu một ứng dụng nào đó có đang gây nguy hiểm hay không. Ví dụ như truy cập vào cài đặt hoặc bảo mật của máy mà không có sự cho phép của người dùng.
Nếu một ứng dụng cố ý cắt liên lạc giữa thiết bị và máy chủ của Google, các kỹ sư sẽ tiếp tục theo dõi liệu điều tương tự có xảy ra trên những thiết bị khác hay không, bằng cách phân tích các dữ liệu kết nối bị mất trên các máy đã cài ứng dụng. Nếu đạt đến con số nhất định, các kỹ sư của Google sẽ kiểm tra lại ứng dụng để tìm nguyên nhân.
Đây là một trong nhiều cách mà Google dùng để bảo vệ người dùng Android. Tuy nhiên, theo Google, không có biện pháp nào là hoàn hảo. Dù Google đã rất cố gắng, nhưng malware vẫn hiện hữu trên Play Store. Thế nên, hy vọng trong tương lai, hãng sẽ có biện pháp để giúp hệ điều hành di động của mình trở nên an toàn hơn nữa.
Xem thêm:
Theo: TNW