Dưới đây sẽ là một list tái tổng hợp lại 3 tuyên bố đó của Microsoft (MS) do PC World thực hiện.
1. Bot tools giúp xây dựng đối tác đối thoại
Trong hội nghị phát triển trước đây, MS từng đưa ra tầm nhìn mới của hãng về một nền tảng điện toán đàm thoại. Cụ thể, họ cho biết giao diện sử dụng người dùng hiện nay là quá phức tạp và để máy tính - con người hiểu nhau hơn, chúng ta cần xây dựng khả năng tương tác thoại.
Trên thực tế, MS hiện đang build các chương trình tương tự cho Cortana và đã để lộ những Bot Framework. Đó là thứ giúp các nhà lập trình tạo nên những công cụ đối thoại tự động trong hệ thống với các ứng dụng trò chuyện khác như Skype, Facebook Messenger, Kik và nhiều hơn thế...
Được biết trong dịp cuối năm này, hãng đã kịp tung ra bot Azure mới dựa trên dịch vụ QnA Maker cho phép các tổ chức có thể upload tài liệu hỏi - đáp lên và dùng nó như một bot trả lời tự động*.
(*)Hiểu đơn giản thì công cụ (các bot) này có thể tương tác với bạn như một con người thực sự, hay hơn cả ứng dụng SimSimi đã từng hot một thời!
2. Phần cứng chuyện dụng để tăng tốc kết nối
Vào đầu năm nay, tại hội chợ thương mại Ignite của mình, MS đã tiết lộ một thông tin khá đặc biệt: Hãng đang triển khai hàng trăm ngàn 'Mảng cổng lập trình được dạng trường' - FPGA trên các đám mây để xử lý các tác vụ chính yếu.
Theo mình tìm hiểu thì đây là một loại mạch tích hợp cỡ lớn dùng cấu trúc mảng phần tử logic cho phép tính toán nhanh hơn bất kể bộ xi xử lý nào hiện có.
Và đặc biệt nó còn mang lại tốc độ truyền tải internet cực cao, chẳng hạn như đối với dịch vụ Azure mình vừa nói bên trên, nó có thể cung cấp mạng miễn phí lên đến 25 Gbps (tương đương 3125 MB/s). Một con số khá ấn tượng phải không nào?
3. Vạch ra tương lai với mảng AI độc lập
Cuối tháng 9/2016, MS tuyên bố thành lập bộ phận AI (artificial intelligence - trí tuệ nhân tạo) & nghiên cứu mới. Rõ ràng, hành động phân chia này đã thể hiện quyết tâm lấn sang và sự đầu tư nghiêm túc của hãng đối với công nghệ trí thông minh nhân tạo. Cũng như cho thấy một phần nào đó về mô hình kinh doanh thực sự của MS trong tương lai.
Và đó là chưa kể đến đội ngũ hơn 5000 kỹ sư tài ba làm việc dưới sự quản lý của giám đốc nghiên cứu Microsoft, Harry Shum.
Sứ mệnh của bộ phận này là tìm ra các giải pháp thúc đẩy nhận thức của các API trên ứng dụng, giúp chúng có thể tính toán tự động và bổ sung dịch vụ dịch thuật theo thời gian thực trên Skype. Giúp không chỉ người dùng được lợi mà còn khiến sản phẩm của MS có chỗ đứng hơn trên thị trường.
Lấy ví dụ, khi chat với người nước ngoài, hệ thống sẽ có thể dịch và viết ra phụ đề Việt ngữ cho bạn hiểu. Và khi bạn yêu cầu truy xuất thông tin thời tiết, tính toán các kiểu,... ứng dụng cũng có thể hiện thị trực tiếp trên màn hình điện thoại ngay tức thời.
Vừa rồi là 3 công cụ khá hữu ích trong tương lai mà MS từng tuyên bố nhưng bị 'ghẻ lạnh'. Không biết, bạn thấy chúng như thế nào?
Có giúp chúng ta khai sáng được nền công nghệ phía trước? Hãy chia sẻ ý kiến bên dưới bài viết nhé!
Tech Funny