Công nghiệp vũ trụ gặp khó về nhân lực

Phát triển ngành công nghiệp vũ trụ đang trở thành lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm từng bước chiếm lĩnh không gian. Tuy nhiên, nước ta đang đối mặt với bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực do lĩnh vực này còn mới mẻ và chi phí đào tạo rất tốn kém.

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là dự án khoa học công nghệ được đầu tư lớn nhất trong vòng 35 năm qua với tổng kinh phí 600 triệu USD bằng vốn vay ODA của Nhật Bản. Dự án đã được khởi công xây dựng từ ngày 19-9-2012, dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nơi sản xuất ra các vệ tinh dùng công nghệ radar hiện đại, cho phép chụp ảnh toàn bộ trái đất với độ phân giải rất cao và có thể chụp được trong mọi điều kiện thời tiết.

Dù được đẩy mạnh đầu tư nhưng Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực cho việc phát triển công nghệ vũ trụ. Theo kế hoạch, khi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đi vào hoạt động, dự kiến cần khoảng 250 chuyên gia.

Tuy nhiên, hiện tại, mỗi năm Việt Nam chỉ có thể đào tạo được khoảng 25 kĩ sư. Để đáp ứng bài toán nhân lực trình độ cao, Trung tâm Vệ tinh quốc gia đã cử 36 cán bộ đi đào tạo tại các trường đại học danh tiếng của Nhật Bản như Đại học Tokyo, Đại học Keio, Đại học Tohoku, Đại học Hokkaido và Học việc Công nghệ Kyushu. Nhóm chuyên gia này đang thực hiện dự án vệ tinh MicroDragon, dự kiến phóng lên quỹ đạo vào năm 2018.


Công nghiệp vũ trụ gặp khó về nhân lực

Đội ngũ kĩ sư Việt Nam tham gia chế tạo vệ tinh MicroDragon tại Nhật Bản.

Thời gian tới, sẽ có thêm khoảng 100 lượt cán bộ của Trung tâm Vệ tinh quốc gia được đào tạo nâng cao tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng chủ động phối hợp với các trường đại học trong nước như Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học và Công nghệ (Đại học Việt – Pháp) và Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh để đào tạo chương trình đại học và sau đại học về công nghệ vũ trụ.

Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh quốc gia, công nghiệp vũ trụ là một ngành công nghệ cao, được tích hợp từ nhiều ngành khoa học công nghệ khác nhau nhằm chế tạo và ứng dụng các phân hệ như vệ tinh, tên lửa đẩy, trạm mặt đất...

Do vậy, điểm cốt yếu nhất cho ngành này là yếu tố con người. Việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao xuất phát ở chỗ chi phí đào tạo quá tốn kém. Tính trung bình, chi phí để đào tạo một chuyên gia trong lĩnh vực này tại Nhật Bản vào khoảng 6 tỉ đồng. Nguồn kinh phí này nằm trong hạng mục chuyển giao công nghệ của phía Nhật Bản dành cho Việt Nam.

Tuy nhiên, Nhật Bản chỉ hỗ trợ kinh phí đào tạo cho 36 cán bộ, trong khi Trung tâm Vệ tinh quốc gia cần phải có tới 250 chuyên gia để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi đi vào hoạt động.

Thêm một rào cản cho bài toán nhân lực là cơ chế đãi ngộ hiện nay vẫn chưa hấp dẫn. PGS.TS Phạm Anh Tuấn bày tỏ lo ngại: 'Đào tạo một thạc sĩ công nghệ vũ trụ ở Nhật Bản vào khoảng 6 tỉ đồng, thế nhưng về Việt Nam làm việc chỉ được trả lương 3-4 triệu.

Với mức thu nhập thấp như thế, rất khó để giữ chân những người giỏi. Chúng tôi đang đệ trình Chính phủ xin cơ chế ưu đãi đặc thù cho các chuyên gia làm việc tại Trung tâm Vũ trụ quốc gia. Hiện nay, trong số 36 cán bộ được cử đi học chương trình thạc sĩ, chỉ có 6 người có biên chế Nhà nước trả lương. Số lượng còn lại phải nhận lương từ nguồn hỗ trợ của Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam'.

Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đang triển khai xây dựng đồng thời tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Nha Trang. Vào đầu năm 2017, Trung tâm Phát triển nhân lực và Chuyển giao công nghệ vũ trụ tại Hà Nội; Trung tâm phổ biến kiến thức vũ trụ tại Hòa Lạc và Đài Thiên văn Nha Trang tại Khánh Hòa sẽ đi vào hoạt động.

Dự kiến đến năm 2018 - 2019, các cơ sở của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc và Trung tâm Ứng dụng công nghệ vũ trụ tại thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ hoàn thành. Như vậy, đến năm 2019, dự án sẽ có đầy đủ cơ sở hạ tầng cần thiết. Với hạ tầng được đầu tư hiện đại và đồng bộ, sau khi đi vào hoạt động, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm khoa học công nghệ hiện đại của đất nước và là trung tâm vũ trụ hàng đầu ASEAN.

Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ có thêm 3 vệ tinh khác được phóng lên quỹ đạo là MicroDragon (2018) và NanoDragon, LOTUSat-1 (2019). Với việc đầu tư bài bản và tầm nhìn chiến lược, Việt Nam đang từng bước đi vào cuộc đua chiếm lĩnh không gian.

Khánh Vy

TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu điện thoại tăng mạnh trong đầu năm 2021

Xuất khẩu điện thoại tăng mạnh trong đầu năm 2021 Điện thoại, linh kiện là mặt hàng xuất khẩu đạt trị giá đạt 5,8 tỷ USD trong tháng 1/2021, tăng 25,9% so với tháng trước đó và tăng tới 114,8% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu điện thoại, linh

Xuất khẩu máy tính, linh kiện điện tử cả nước đã đạt 7 tỉ USD

(TCN) - Hôm nay 14/5 Hội nghị Diễn đàn Điện tử thế giới lần thứ 18 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Diễn đàn điện tử thế giới được hình thành từ năm 1995 và là nơi tập hợp các hiệp hội ngành hàng liên quan tới ngành điện tử trên toàn thế giới

Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

(TCN) Ngày 9/5, tại Hà Nội, JETRO (Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội) và Công ty Reedtradex của Thái Lan cùng VIETRADE (Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam) phối hợp tổ chức Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với chủ đề 'chuyển giao

DỰ THẢO BÁO CÁO TỔNG KẾT TRIỂN KHAI CHỈ THỊ 58 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

(TCN) Ngày 10/5/2013, tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng đã chủ trì buổi họp xin ý kiến về Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị về 'Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp

Việt Nam lọt Top 10 về số người dùng Internet

Đây là một trong những số liệu về CNTT-TT được công bố trong Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2014 do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành. Việt Nam nằm trong top 10 nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet

“Cú huých trăm năm” đang tạo đà tăng trưởng kinh tế số

Những con số cơ bản vừa cập nhật, cũng như dự báo gần kề, cho thấy “cú huých trăm năm” tiếp tục tạo đà tăng trưởng cho chuyển đổi số và kinh tế số…

Khảo sát Hà Tĩnh và Nghệ An xây dựng Quy hoạch các Khu Công nghệ cao

Thực hiện kế hoạch khảo sát phục vụ xây dựng Quy hoạch các Khu Công nghệ cao (CNC) đến 2020, ngày 09-11/01/2014, Vụ Công nghệ cao phối hợp với Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ (KH">

Camera radar 200 kg được giảm kích cỡ tới 100 lần

Công nghệ của NTU của Singapore cho phép camera vô tuyến giảm được kích cỡ tới 100 lần.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn cài đặt bản YouTube có thể phát nhạc khi tắt màn hình, chặn hoàn toàn quảng cáo

YouTube hiện đang là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ video phổ biết nhất hiện nay. Không chỉ tiện lợi bởi khả năng hoạt động đa nền tảng mà còn phong phú về nội dung cung cấp tới người dùng.

Mở rộng không gian lưu trữ cho thiết bị Android

Sau một thời gian sử dụng, không gian lưu trữ của thiết bị Android sẽ ngày một đầy lên bởi rất nhiều dữ liệu khác nhau. Lúc này, việc dọn dẹp là điều vô cùng cần thiết, giúp bạn có thể lưu trữ nhiều và nhiều hơn nữa.

Top 10 ứng dụng không thể thiếu giúp bạn duy trì sự tập trung

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều nhân tố về cả khách quan và chủ quan đều khiến chúng ta khó có thể duy trì sự tập trung. Dưới đây là Top 10 ứng dụng không thể thiếu giúp duy trì sự tập trung. Mời các bạn

Cách lưu ảnh chụp màn hình bằng file PDF trên Windows 10, 11 cực đơn giản

Hướng dẫn bạn cách lưu ảnh chụp màn hình bằng file PDF để phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn trên Windows 10, 11 một cách đơn giản. Click xem ngay nhé!

Những ứng dụng Portable dành cho PC tốt nhất mọi thời đại(Phần 4 )

Ứng dụng portable là một phiên bản 'rút gọn' của phần mềm, có thể chạy mà không cần cài đặt trên máy chủ và không thay đổi thông tin cấu hình máy tính. Nói cách khác, bạn có thể chạy nó, sử dụng nó và không ai sẽ biết

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Yamaha NVX: “Bom tấn” trên thị trường xe ga Việt Nam

Sở hữu kiểu dáng với các đường nét thiết kế vô cùng đẹp mắt, trang bị động cơ BlueCore 155cc, đèn hậu và đèn pha LED, màn hình hiển thị LCD, khóa thông minh, phanh ABS… Yamaha NVX xứng đáng được gọi là “bom tấn” trên

Test OPPO F3 Lite(A57): Chip Snapdragon 435 và 3GB RAM

OPPO F3 Lite (A57) là mẫu smartphone nhấn mạnh vào khả năng selfie tuyệt vời với camera trước 16MP, khẩu độ f/2.0. Đây cũng là smartphone tầm trung có hiệu năng tốt nhất của nhà sản xuất OPPO với chip Snapdragon 435 8

Đánh giá Wiko View XL- Smartphonemàn hình Fullview tỉ lệ 18:9 giá 5 triệu

5 triệu đồng là mức giá mà hầu hệt người dùng sẵn lòng trả, nhưng với Wiko View XL- số tiền bạn bỏ ra thật sự “đáng đồng tiền bát gạo” .