Liên quan đến vụ thảm sát hồi tháng 12 năm ngoái tại San Bernardino khiến 14 người chết, chính phủ Mỹ và FBI đã yêu cầu Apple mở khóa điện thoại iPhone của những phần tử khủng bố thực hiện vụ tấn công này. Tuy nhiên Apple đã đứng về phía khách hàng của mình và thẳng thừng từ chối đề nghị từ Nhà trắng.
Không dừng lại đó, Apple còn cho biết họ sẽ kháng cáo lên tòa án California về vụ việc yêu cầu mở khóa iPhone phục vụ công tác điều tra. Tim Cook còn cho rằng hành động như vậy là “mối đe dọa tới sự an toàn của khách hàng”.
Chiếc điện thoại được kể trên là một chiếc iPhone 5C do tay súng Syed Farook sử dụng. Hắn cùng vợ đã thực hiện vụ tấn công vào một sự kiện của Sở Y tế Công cộng hạt San Bernardino. Cả hai kẻ chủ mưu đều bị cảnh sát tiêu diệt. Tuy nhiên trong công tác điều tra do gặp phải vấn đề bảo mật trên iPhone (mở khóa sai 10 lần thiết bị tự động xóa toàn bộ dữ liệu) nên FBI đã phải nhờ tới Apple.
Trong bức thư mà Apple viết hãng cho biết họ đã nỗ lực hết sức để phối hợp với cơ quan điều tra. Nhưng giờ đây, chính phủ lại yêu cầu hãng tạo ra một phiên bản hệ điều hành mới để cài lên thiết bị, trong đó tính năng bảo mật kể trên sẽ bị vô hiệu hóa. Và hậu quả của nó sẽ không thể đếm xuể nếu phần mềm này rơi vào tay kẻ xấu.một phần mềm như vậy sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên iPhone vì rất khó để kiểm soát hệ thống. Nếu hệ điều hành rơi vào tay kẻ xấu, hậu quả sẽ rất khó lường.
Nhưng với yêu cầu kể trên, Apple kiên quyết từ chối và sẽ kháng cáo đến cùng để bảo vệ thông tin người dùng - 'Nói không với các phần mềm gián điệp' là thông điệp trong đoạn cuối cùng của bức tâm thư do Tim Cook chính tay gửi đến khách hàng.
Trong bối cảnh giữa cái lý và cái tình có một khoảng cách rất mong manh, thì từ phía mạng xã hội lớn nhất thế giới, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã ủng hộ Tim Cook với việc 'bấm like' cho động thái cương quyết bảo vệ người dùng của Apple.