Bức tường hydro khiến bầu trời tối đen về đêm

Giả thuyết cách đây 200 năm giải thích nguyên nhân bầu trời tối về đêm là do các đám mây hydro ngăn cản ánh sáng phát ra từ vô số ngôi sao được chứng minh là chính xác.



Bức tường hydro khiến bầu trời tối đen về đêm

Nguyên nhân bầu trời chuyển tối khi về đêm có thể là do các đám mây hydro ngăn cản ánh sáng. Ảnh: Olli Henze.

Một nghiên cứu mới sử dụng hình ảnh từ kính viễn vọng không gian Hubble chứng minh giả thuyết lý giải nguyên nhân bầu trời tối về đêm bị các nhà khoa học xem nhẹ trong suốt 200 năm qua thực chất là chính xác, Independent hôm nay đưa tin.


Heinrich Olbers (1758 - 1840), nhà thiên văn học người Đức, là người đưa ra 'nghịch lý về bầu trời tối' nổi tiếng. Theo đó, ông đặt nghi vấn nếu như có vô số ngôi sao trong vũ trụ, mọi điểm trên bầu trời đều mang một ngôi sao, vậy tại sao nó lại chuyển tối khi về đêm. Olbers suy đoán đó là do các đám mây hydro ngăn cản ánh sáng.


Các nhà thiên văn học khi đó ước tính có 100 – 200 tỷ thiên hà trong khoảng vũ trụ mà con người quan sát được, không đủ để lấp đầy bầu trời. Vì thế, họ cho rằng giả thuyết này không chính xác để giải thích nguyên nhân bầu trời chuyển tối.


Tuy nhiên gần đây, bằng cách sử dụng kính viễn vọng Hubble, các nhà thiên văn học kết luận có khoảng 2.000 tỷ thiên hà trong vũ trụ.


'Số lượng thiên hà gấp 10 lần hoặc hơn đó có thể lấp đầy sao trên bầu trời nhưng phần lớn hoặc tất cả ánh sáng từ các thiên hà xa xôi bị hấp thụ bởi lớp khí hydro ngăn giữa Trái Đất và thiên hà. Đó chính là ý kiến do Olbers đề xuất nhưng các nhà khoa học trước đây đã xem nhẹ nó. Bây giờ, chúng tôi nhắc lại giả thuyết này như một lời giải đáp cho hiện tượng bầu trời tối khi về đêm', Christopher Conselice, giáo sư vật lý học thiên thể, trường Đại học Nottingham, Anh, giải thích.


Giáo sư Conselice cho biết các nhà thiên văn học khác đã chứng minh sự tồn tại của các đám mây hydro bằng cách nghiên cứu quang phổ của ánh sáng. Tuy nhiên, khi đó họ không biết có các thiên hà ở đằng sau bức tường hydro. Ngoài ra, một số thiên hà nằm rất xa trong vũ trụ, do đó ánh sáng của chúng không thể chạm tới Trái Đất.


'Có thể vẫn còn nhiều vũ trụ, nhiều vật thể đằng sau đường chân trời, giới hạn mà chúng ta có thể nhìn thấy', giáo sư Conselice, nói.


Cập nhật: 16/10/2016
Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN

Phát hiện viên kim cương khổng lồ trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học vừa sững sờ phát hiện một “vật” lấp lánh sáng trên bầu trời chính là ngôi sao kim cương 'trị giá' hàng nghìn tỷ cara. Và đây mới chính là viên kim cương lớn nhất từng được tìm thấy từ trước tới nay.

Sẽ tới ngày Trái đất bị Mặt trời nuốt chửng?

Các nhà khoa học cho rằng cuối cùng cũng sẽ đến một ngày Trái đất bị Mặt trời hủy diệt.

Lý do các đốm màu khổng lồ phát sáng rực rỡ trong vũ trụ

Nguyên nhân khiến các đốm màu trong vũ trụ trở nên sáng rực là do sự hình thành của các ngôi sao mới bên trong nó.

Trung Quốc có thể chế tạo thành công Mặt Trời nhân tạo

Các nhà khoa học Trung Quốc có thể tạo ra khí hydro nóng gấp ba lần lõi của Mặt Trời bằng cách sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân và duy trì mức nhiệt độ này trong 102 giây.

Siêu bão Mặt Trời ươm mầm sự sống trên Trái Đất

Siêu bão Mặt Trời liên tiếp bắn phá các hạt năng lượng cao xuống Trái Đất, hâm nóng bề mặt địa cầu và thúc đẩy phản ứng hóa học có lợi cho sự sống diễn ra.

Quả cầu khí khổng lồ lao vào dải Ngân Hà

Một khối cầu khí khổng lồ mang tên Đám mây Smith sẽ va chạm với dải Ngân Hà ở tốc độ lên tới 1,1 triệu km/h.

Đức tham vọng dùng tàu hỏa nhiên liệu hydro vào năm tới

Đức đang lên kế hoạch sẽ sớm đưa vào sử dụng tàu hỏa dùng nhiên liệu hydro để bảo vệ môi trường trong năm 2017 hoặc 2018.

"Kẻ nổi loạn" đi ngược cả hệ Mặt Trời

Thiên thể có đường kính gần 200km mang tên Niku (Kẻ nổi loạn) chuyển động theo hướng ngược với các thiên thể khác trong hệ Mặt Trời.

THỦ THUẬT HAY

3 cách tra cứu CCCD gắn chip, BHYT, BHTN trên Zalo cực hữu ích cho bạn

Ứng dụng Zalo hiện đã hỗ trợ bạn tra cứu thông tin về Căn cước công dân, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp. Sau đây là cách tra cứu CCCD. BHYT, BHTN trên Zalo nhé...

Nằm lòng các bí kíp sử dụng sau đây sẽ biến bạn thành cao thủ MacBook

Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn những thủ thuật dùng Macbook cực kỳ hữu ích mà bạn không nên bỏ qua, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng Macbook.

Các cách đăng nhập Gmail trên máy tính

Ba cách truy cập tài khoản Gmail trên máy tính đang được sử dụng phổ biến nhất.

Cách khởi động lại iPhone trên iOS 11 khi không sử dụng nút nguồn

Trong trường hợp nút nguồn, có cái tên chính thức là nút Sleep/Wake trên iPhone bị hỏng, vậy làm sao để khởi động lại thiết bị? Có một cài đặt ẩn trên iOS 11 cho phép bạn thực hiện điều đó chỉ với vài thao tác đơn giản.

Sử dụng Google Drive một cách hiệu quả mà bạn chưa biết

Ngoài việc có thể sử dụng để tạo văn bản (Docs), bảng tính (sheets) hay mọi người còn gọi là excel, slides thì tôi còn dùng nó để lưu trữ các file làm việc quan trọng, hình ảnh, clip v.v... để khi cần thiết có thể truy

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh iPhone X với LG V30: Liệu LG có thể làm nên bất ngờ?

Khi đặt 2 smartphone này cạnh nhau, bạn sẽ cảm nhận được sự cao cấp trong ngoại hình của bộ đôi sản phẩm này, thậm chí thấy được nhiều nét tương đồng

Đánh giá Samsung Galaxy J2 (2016): “Ngon” trong tầm giá

Điện thoại thông minh Galaxy J2 2016 là thiết bị Android giá rẻ mới nhất của Samsung. Đây là phiên bản kế thừa của chiếc J2 2015 với những nâng cấp về cấu hình, và...

Đánh giá Realme U1: Thiết kế tốt, cấu hình khá, mức giá phải chăng

Trong vài tháng qua, dòng smartphone thương hiệu con của OPPO – Realme đã bất ngờ trỗi dậy mạnh mẽ và cạnh trang ngang ngửa với nhiều sản phẩm đến từ Xiaomi.