"Kẻ nổi loạn" đi ngược cả hệ Mặt Trời

Thiên thể có đường kính gần 200km mang tên Niku (Kẻ nổi loạn) chuyển động theo hướng ngược với các thiên thể khác trong hệ Mặt Trời.


Nhóm nghiên cứu quốc tế công bố chi tiết về Niku (nghĩa là 'nổi loạn' trong tiếng Trung Quốc), thiên thể bí ẩn gần sao Hải Vương, chuyển động theo hướng ngược với gần như tất cả hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, trong hội nghị thiên văn diễn ra ở Pasadena, California, Mỹ hôm 17/10, theo Nature World News.


Các nhà khoa học phát hiện Niku hồi tháng 8 năm nay bằng cách sử dụng kính viễn vọng Pan-STARRS. Niku là thiên thể có đường kính gần 200km và kém sáng hơn sao Hải Vương 160.000 lần. Nó quay theo quỹ đạo trên một mặt phẳng nghiêng 110 độ so với mặt phẳng của các vật thể còn lại trong hệ Mặt Trời. Phần lớn các vật thể ngoài sao Hải Vương nằm trong quỹ đạo ít nghiêng hơn.




Thiên thể ngoài sao Hải Vương mang tên Niku quay ngược với quỹ đạo thông thường. (Ảnh minh họa: Caltech).

Các nhà khoa học chưa thể giải thích nguyên nhân khiến nó quay ngược với quỹ đạo thông thường. Một số ý kiến cho rằng lực hấp dẫn của một vật thể lớn ảnh hưởng tới quỹ đạo bất thường của Niku. Tuy nhiên, các giả thuyết đưa ra đều chưa đủ sức thuyết phục.


Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện một cụm 5 vật thể tương tự đang quay theo quỹ đạo giống Niku.


'Chúng không xuất hiện ngẫu nhiên trên bầu trời mà dường như được sắp xếp', Mathew Payne, đến từ Trung tâm Vật lý Thiên văn Havard-Smithsonian, Cambridge, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu, trả lời Space.


Theo Konstantin Batygin và Michael Brown, hai nhà vật lý học thiên thể ở Viện Công nghệ California, Mỹ, cụm 6 vật thể có thể bị phân tán xô lệch khỏi phần còn lại của hệ Mặt Trời do lực hấp dẫn của 'hành tinh thứ 9', một hành tinh lớn hơn Trái Đất khoảng 10 lần và có thể nằm ở vị trí gấp 500 lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời.


Một giả thuyết khác cho rằng nguồn gốc của cụm vật thể này là do 'thủy triều ngân hà'. Khi Mặt Trời quay theo quỹ đạo quanh trung tâm dải Ngân hà, nó di chuyển lên xuống bên trong đĩa của thiên hà và tạo ra 'thủy triều ngân hà', gây ra nhiều hiệu ứng xáo trộn và có thể khiến một số thiên thể quay ngược chiều.


Cập nhật: 30/10/2016
Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN

Hành tinh thứ 9 có thể được tìm thấy trong 16 tháng

Một nhóm nhà thiên văn học tin tưởng có thể xác định hành tinh thứ 9 bí ẩn ở rìa ngoài hệ Mặt Trời trong khoảng 16 tháng.

Hành tinh thứ 9 có thể gây thảm họa cho hệ Mặt Trời

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh chỉ ra nếu thực sự tồn tại, hành tinh thứ 9 có thể gây ra sự hỗn loạn kinh hoàng cho Thái Dương Hệ một khi Mặt Trời chết đi.

Khi nào có thể xác định được vị trí của "hành tinh thứ 9" trong hệ Mặt trời?

'Giả thuyết về hành tinh khổng lồ được cho là có trọng lượng lớn gấp 10 lần so với hành tinh Trái đất, sẽ được khám phá trong khoảng thời gian 16 tháng hoặc lâu hơn', nhà thiên văn học Mike Brown dự đoán.

Phát hiện hành tinh lùn lớn thứ 3 trong hệ Mặt trời

Các nhà nghiên cứu cho rằng đường kính của 2007 OR10 là 1.535km. Với kích thước này, 2.007 OR10 sẽ là hành tinh lùn lớn thứ 3 trong hệ Mặt trời.

Khoa học vũ trụ: Thứ tự của 8 (hoặc 9) hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Kể từ khi phát hiện ra sao Diêm Vương vào năm 1930, trẻ em đến tuổi đi học sẽ được học về chín hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.

Mô hình máy tính mới giải thích rõ hơn về quỹ đạo kỳ lạ của Mặt Trăng

Mặt trăng - 'hàng xóm' nằm gần Trái đất nhất, là một trong các cơ quan hành tinh lạ lùng nhất trong hệ Mặt Trời. Quỹ đạo của Mặt trăng nằm cách xa Trái đất một cách bất thường, với một độ nghiêng quỹ đạo cực kỳ lớn.

Phát hiện bất ngờ: Sao Diêm Vương có khả năng phát ra tia X

Một nhóm các nhà nghiên cứu dữ liệu từ Đài quan sát thiên văn Chandra của NASA đã phát hiện ra ánh sáng tia X đến từ sao Diêm Vương (Pluto).

Axit Hitler có thể tồn tại trên Thiên vương tinh và Hải vương tinh

Các nhà khoa học Nga cho rằng dưới lớp vỏ Thiên Vương tinh, Hải vương tinh và các vệ tinh quay quanh có thể chứa axit Hitler, hỗn hợp vật chất đặc biệt không tồn tại trên Trái Đất.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn cấu hình IPv6 trên Windows Server

Gán địa chỉ trên mạng IPv6 có một chút khác biệt so với IPv4. IPv6 có thể được gán cho một Interface theo 4 cách trong bài viết cách cấu hình IPv6 này.

Cách tạo Windows 10 theme của riêng bạn

Nền màn hình: Chọn hình ảnh, màu đồng nhất hoặc trình chiếu. Ngoài một số ảnh mặc định, bạn có thể nhấp vào nút Duyệt qua để chọn ảnh nền. Nếu bạn chọn trình chiếu, album mặc định cho trình chiếu sẽ là thư mục Ảnh

Cách khắc phục lỗi "You need to format the disk" trên Windows

Hoặc đối với những ổ đĩa có phân vùng RAW, khi click vào bạn sẽ nhận được thông báo You need to format the disk in drive before you can use it. Do you want to format it?.

Bạn đã biết 5 thủ thuật cực hay trên iOS 11 và Android này chưa?

Mùa hè đã đến, các bạn đã có những kỳ nghỉ lễ cho riêng mình chưa. Và tuần rồi các bạn có bỏ sót mẹo hay nào không? Điểm nhấn của tuần rồi đó chính là iOS 11 và một số thủ thuật Android khác. Mời các bạn tiếp tục theo

Hướng dẫn các bước xoá ứng dụng trên tivi LG 2018

Các Smart tivi hiện nay cho phép tải và cài đặt đa dạng các ứng dụng, tuy nhiên khi không sử dụng chúng nữa sẽ gây tốn bộ nhớ thiết bị.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh Samsung Galaxy S7 edge Injustice phiên bản “người dơi”

Kể từ phiên bản Galaxy S6, Samsung thường gắn sản phẩm cao cấp của họ với một hình tượng siêu anh hùng nào đó, để rồi thiết kế và phối màu theo đúng đặc trưng...

ThinkPad X1 Yoga: Laptop cho doanh nhân trẻ, năng động và thành đạt

Tổng thể của X1 Yoga hoàn toàn chỉ là một màu đen trông rất đơn giản. Điều này gợi nhớ đến những dòng Macbook của Apple cũng được thiết kế với triết lý đơn giản mà tinh tế.

Tính năng Photographic Styles trên iPhone 13 Series là gì, có gì mới?Sử dụng như thế nào?

Năm nay, Apple trình làng iPhone 13 Series với rất nhiều cải tiến mới về camera. Một trong số đó phải kể đến Photographic Styles. Vậy tính năng Photographic Styles trên iPhone 13 Series là gì? Hãy cùng mình đi tìm hiểu