Hành tinh thứ 9 có thể gây thảm họa cho hệ Mặt Trời

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh chỉ ra nếu thực sự tồn tại, hành tinh thứ 9 có thể gây ra sự hỗn loạn kinh hoàng cho Thái Dương Hệ một khi Mặt Trời chết đi.


Trong một nghiên cứu công bố mới đây, tiến sĩ Dimitri Veras thuộc Khoa Vật lý, Đại học Warwick, Anh, nhận định rằng nếu hành tinh thứ 9, hành tinh giả định nằm ở vành ngoài hệ Mặt Trời, tồn tại, nó có thể gây ra thảm họa Thái Dương Hệ một khi Mặt Trời lụi tàn, theo Science Daily.


Theo kịch bản được các nhà thiên văn xây dựng trước đây, khi Mặt Trời bắt đầu chết trong khoảng 7 tỷ năm nữa, khối lượng của nó sẽ giảm một nửa và Mặt Trời sẽ phồng to, nuốt trọn Trái Đất trước khi nguội lạnh, trở thành một sao lùn trắng. Quá trình này sẽ đẩy sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương tới vị trí an toàn ở xa.




Hành tinh thứ 9 có thể hất văng các hành tinh khổng lồ trong hệ Mặt Trời. (Ảnh: Đại học Warwick).

Tuy nhiên, tiến sĩ Veras nhận thấy sự tồn tại của hành tinh thứ 9 có thể thay đổi kịch bản trên. Ông phát hiện hành tinh này có thể không bị đẩy ra xa tương tự các hành tinh khác mà chuyển động hỗn loạn cùng với 4 hành tinh khí khổng lồ của hệ Mặt Trời, trong đó đáng chú ý nhất là sao Thiên Vương và Hải Vương. Kết quả là chúng có nguy cơ va chạm với hành tinh thứ 9 và bị hất văng ra khỏi hệ Mặt Trời vĩnh viễn.


Sử dụng một mô hình đặc biệt để mô phỏng cái chết của hệ hành tinh, tiến sĩ Veras lập bản đồ nhiều vị trí khác nhau mà tại đó, hành tinh thứ 9 có khả năng làm thay đổi tương lai của hệ Mặt Trời. Hành tinh này có khối lượng càng lớn và càng ở xa, nguy cơ nó va chạm vào các hành tinh trong hệ Mặt Trời càng cao.


Phát hiện của tiến sĩ Veras giúp tăng cường hiểu biết về cấu trúc hành tinh ở những hệ mặt trời khác nhau. Gần một nửa sao lùn trắng đang tồn tại đều chứa đá, nhiều khả năng là dấu hiệu của những mảnh vụn bắn ra từ quá trình tương tự hệ hành tinh khác.


'Sự tồn tại của một hành tinh to lớn ở xa có thể làm thay đổi về cơ bản vận mệnh của hệ Mặt Trời. Sao Thiên Vương và sao Hải Vương có thể không còn an toàn trước cái chết của Mặt Trời. Số phận của hệ Mặt Trời sẽ phụ thuộc vào những khối lượng và tính chất quỹ đạo của hành tinh thứ 9 nếu nó tồn tại', tiến sĩ Veras giải thích.


Cập nhật: 31/08/2016
Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN

Sẽ tới ngày Trái đất bị Mặt trời nuốt chửng?

Các nhà khoa học cho rằng cuối cùng cũng sẽ đến một ngày Trái đất bị Mặt trời hủy diệt.

"Kẻ nổi loạn" đi ngược cả hệ Mặt Trời

Thiên thể có đường kính gần 200km mang tên Niku (Kẻ nổi loạn) chuyển động theo hướng ngược với các thiên thể khác trong hệ Mặt Trời.

Ánh sáng mặt trời trên 7 hành tinh khác trông như thế nào?

Ánh sáng mặt trời chiếu sáng trên các hành tinh khác khác với Trái đất như thế nào? Hãy tham khảo những hình ảnh minh họa của Ron Miller nhé.

Phát hiện bất ngờ: Sao Diêm Vương có khả năng phát ra tia X

Một nhóm các nhà nghiên cứu dữ liệu từ Đài quan sát thiên văn Chandra của NASA đã phát hiện ra ánh sáng tia X đến từ sao Diêm Vương (Pluto).

Phát hiện hành tinh mới nằm rất xa trong hệ mặt trời, có thể là hành tinh thứ 9?

Một hành tinh lùn mới vừa được phát hiện nằm rất xa trong hệ mặt trời của chúng ta.

Phát hiện hành tinh lùn lớn thứ 3 trong hệ Mặt trời

Các nhà nghiên cứu cho rằng đường kính của 2007 OR10 là 1.535km. Với kích thước này, 2.007 OR10 sẽ là hành tinh lùn lớn thứ 3 trong hệ Mặt trời.

Ngoại hành tinh Proxima b có thể tồn tại các đại dương giống Trái Đất

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) ngày 6/10 khẳng định Proxima b, ngoại hành tinh giống với Trái Đất được phát hiện hồi tháng Tám vừa qua, có thể tồn tại các đại dương trên bề mặt.

Ảnh Chế: Pháo nổ vang trời đón năm mới, Arsenal từ vực thẳm mơ vào top 4

Ảnh Chế: Pháo nổ vang trời đón năm mới, Arsenal từ vực thẳm mơ vào top 4 Đoàn quân của Mikel Arteta trải qua chuỗi trận thăng hoa với phong độ nhà vô địch, 3 trận thắng liên tiếp, 2 trận sạch lưới, ghi 8 bàn. Hành quân đến sân nhà của West Brom

THỦ THUẬT HAY

Cách thay đổi tốc độ phát video YouTube

Bản cập nhật mới của YouTube đã mang lại một trong những tính năng được yêu cầu nhiều nhất dành cho thiết bị di động - đó là tính năng tùy chỉnh tốc độ phát video. Hãy xem tính năng mới này hoạt động thế nào nhé!

Giải phóng không gian ổ đĩa cứng tự động trên Windows 10 bằng Disk Cleanup

Disk Cleanup là một trong những công cụ “bảo dưỡng” được tích hợp trên Windows trong một khoảng thời gian dài. Công cụ này cho phép người dùng giải phóng thêm không gian trên máy tính bằng cách “dọn sạch” các tập tin

Những lỗi thường gặp trên iPhone 7 và cách khắc phục

iPhone 7 là chiếc điện thoại mới nhất của Apple với hàng loạt tính năng được nâng cấp, tuy nhiên khi mà càng nhiều tính năng thì cũng phát sinh càng nhiều lỗi. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn sửa một số lỗi trên điện

WP- Đa chức năng với Ya'aburnee Template

Được tích hợp hệ thống CMS của WP thì đây có thể coi là giao diện đa chức năng nhất bởi Ya'aburnee được tích hợp thêm cả hệ thống Shop trong website thuận tiện cho Webmaster tùy biến giao diện.

Cách viết ghi chú mũi tên trong Excel

Cách viết ghi chú mũi tên trong Excel hay cách viết chữ trên mũi tên trong Excel là câu hỏi mà chúng tôi nhận được từ rất nhiều bạn độc giả. Vậy cách viết ghi chú mũi tên trong Excel như thế nào? Mời các bạn tham khảo

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh thời gian sử dụng pin Xperia XA1 Plus với các đối thủ cùng phân khúc

Dẫn đầu cuộc đua lần này thuộc về Vivo V7+ khi máy có thời lượng sử dụng pin lâu nhất (15.5 tiếng), tuy nhiên sản phẩm này chỉ có màn hình HD mà thôi (màn HD sử dụng ít điện năng hơn màn hình Full HD).

Đánh giá nhanh Honor 10: Có đúng là siêu phẩm như mọi người nhận định?

Rất nhiều người hiện đang quen thuộc với thương hiệu Huawei, nhưng có lẽ họ ít nghe về Honor hơn. Đó là một thương hiệu phụ của Huawei đang bắt đầu tạo nên tiếng tăm riêng của nó trên thị trường. Và nhiều người có thể

So sánh camera iPhone 12 Pro vs Samsung Galaxy Note 20 Ultra

iPhone 12 Pro và Galaxy Note 20 Ultra là hai trong số những “camera phone” tốt nhất hiện nay. Vậy chiếc điện thoại nào sẽ tốt hơn trong việc chụp ảnh phong cảnh, chân dung, ảnh selfie và chế độ ban đêm?