Hành tinh thứ 9 có thể được tìm thấy trong 16 tháng

Một nhóm nhà thiên văn học tin tưởng có thể xác định hành tinh thứ 9 bí ẩn ở rìa ngoài hệ Mặt Trời trong khoảng 16 tháng.


Nhà thiên văn học Mike Brown ở Viện Công nghệ California, Mỹ (Caltech) tuyên bố có thể tìm thấy dấu vết của hành tinh thứ 9 trong vòng 16 tháng hoặc lâu hơn tại hội thảo diễn ra hôm 19/10 tại Pasadena, California, theo Space. Đây là cuộc họp chung giữa Ban khoa học hành tinh của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ (DPS) và Hội đồng Khoa học hành tinh châu Âu (EPSC).


Theo Brown, khoảng 8-10 nhóm nghiên cứu trên thế giới đang tìm kiếm hành tinh thứ 9. 'Tôi dám chắc cuối mùa đông năm sau nữa, ai đó sẽ tìm ra hành tinh thứ 9', Brown nói. 'Tại cuộc họp lần tới giữa DPS và EPSC, chúng ta sẽ thảo luận về phát hiện hành tinh thứ 9 thay vì phương pháp tìm kiếm nó'.




Hành tinh thứ 9 ở rìa ngoài hệ Mặt Trời có thể nặng gấp 10 lần Trái Đất. (Ảnh: Caltech).

Sự tồn tại của hành tinh thứ 9 được hai nhà thiên văn học Scott Sheppard ở Viện Khoa học Carnegie tại Washington D.C và Chadwick Trujillo ở Đài quan sát Gemini tại Hawaii đề cập tới lần đầu tiên vào năm 2014.


Sheppard và Trujillo nhận thấy quỹ đạo quay của hành tinh lùn Sedna, thiên thể 2012 VP113 và một số thiên thể khác ở xa hơn sao Diêm Vương có cùng những đặc điểm kỳ lạ. Nhiều khả năng hành trình di chuyển của chúng trong không gian chịu ảnh hưởng của một vật thể khổng lồ chưa được phát hiện nằm cùng khu vực.


Các nhà nghiên cứu cho rằng hành tinh giả định này lớn gấp Trái Đất 2-15 lần và nằm cách Mặt Trời hàng trăm đơn vị thiên văn (AU). Đơn vị thiên văn là khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, tương ứng với khoảng 150 triệu km.


Giả thuyết của nhóm Sheppard càng được củng cố khi Brown và đồng nghiệp ở Caltech là Konstantin Batygin tìm thấy bằng chứng về tác động của hành tinh giả định lên quỹ đạo của một nhóm thiên thể khác nằm trong vành đai Kuiper. Theo tính toán của Brown và Batygin, 'hành tinh thứ 9' có thể nặng gấp 10 lần Trái Đất, quay theo quỹ đạo hình elip với điểm xa Mặt Trời nhất vào khoảng 1.000 AU.


Cập nhật: 25/10/2016
Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN

Khi nào có thể xác định được vị trí của "hành tinh thứ 9" trong hệ Mặt trời?

'Giả thuyết về hành tinh khổng lồ được cho là có trọng lượng lớn gấp 10 lần so với hành tinh Trái đất, sẽ được khám phá trong khoảng thời gian 16 tháng hoặc lâu hơn', nhà thiên văn học Mike Brown dự đoán.

"Kẻ nổi loạn" đi ngược cả hệ Mặt Trời

Thiên thể có đường kính gần 200km mang tên Niku (Kẻ nổi loạn) chuyển động theo hướng ngược với các thiên thể khác trong hệ Mặt Trời.

Phát hiện thêm 1 hành tinh có nước ở ngoài hệ Mặt trời, kích thước bằng sao Mộc

Các nhà khoa học cho biết họ vừa phát hiện một hành tinh kích thước tương đương sao Mộc ( Jupiter) có tồn tại nước trong bầu khí quyển của nó, nhờ việc ứng dụng công nghệ mới trong nghiên cứu vũ trụ.

Khoa học vũ trụ: Thứ tự của 8 (hoặc 9) hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Kể từ khi phát hiện ra sao Diêm Vương vào năm 1930, trẻ em đến tuổi đi học sẽ được học về chín hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.

Phát hiện bất ngờ: Sao Diêm Vương có khả năng phát ra tia X

Một nhóm các nhà nghiên cứu dữ liệu từ Đài quan sát thiên văn Chandra của NASA đã phát hiện ra ánh sáng tia X đến từ sao Diêm Vương (Pluto).

NASA lên kế hoạch ứng phó tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất

NASA lên kế hoạch diễn tập tình huống giả định một tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất ở Nam California vào ngày 20/9/2020.

Phát hiện hành tinh lùn mới trong Hệ mặt trời

Các nhà khoa học mới phát hiện hành tinh lùn có tên gọi 2014 UZ224 cách trái đất 8,5 tỉ năm ánh sáng.

NASA phát hiện thêm hơn 100 hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời

Ngày 18/7, một nhóm các nhà khoa học quốc tế thông báo đã phát hiện thêm 104 hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt ​Trời, trong đó có 4 hành tinh có thể có bề mặt giống Trái Đất.

THỦ THUẬT HAY

Tạm biệt tin nhắn rác trên Android, tại sao không?

Tin nhắn rác, hay spam luôn là nỗi khó chịu đối với người sử dụng điện thoại, bạn đang chờ tin nhắn báo lương mà nhận được một loạt quảng cáo bán sim, cầm đồ, bán xe,.... 100% bạn sẽ 'điên' lên mất.

Cách tăng tốc internet Windows 10

Bạn 'bực mình' khi nâng cấp lên Windows 10 và cảm thấy mạng chậm đi khá nhiều, có dấu hiệu bị hạn chế băng thông khiến việc sử dụng mạng internet bị hạn chế. Dưới đây là cách tăng tốc internet Windows 10 cực kỳ hữu ích

Top 7 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất cho Linux

Mặc dù các chương trình chống virus Windows khá nổi tiếng nhưng may mắn cho người dùng Linux, có rất nhiều chương trình chống virus miễn phí.

Cách đổi giao diện bàn phím iPhone, iPad không cần Jailbreak

Chỉ với vài thao tác, bạn đã có thể tự mình thay đổi giao diện bàn phím ảo trên iPhone, iPad cực kì dễ dàng không cần Jailbreak máy.

Hướng dẫn kiểm tra IMEI và thời gian bảo hành đối với một số dòng smartphone

Câu hỏi lớn nhất của người đi mua smartphone, đặc biệt là LikeNew, Full Box đó chính là 'Thời hạn bảo hành trên chiếc smartphone là bao lâu, có còn được bảo hành không?' Trong bài viết này, TCN sẽ hướng dẫn các bạn

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá thiết bị lọc nước Mitsubishi Cleansui A101E: nhỏ gọn, lọc nhanh

Thiết bị lọc nước Mitsubishi Cleansui mới được bán ở Việt Nam từ đầu năm 2017 với các dòng sản phẩm dùng để lắp dưới bồn rửa, lắp trên bồn rửa,...

Đánh giá Oukitel K6000 Pro pin 6000mAh thiết kế mạnh mẽ

Oukitel đã cho ra mắt K6000 Pro với nhiều nâng cấp đáng giá hơn K6000, ưu điểm tiếp tục là dung lượng pin khủng. Hôm nay chúng ta cùng mở hộp và...

Đánh giá Philips V377 – smartphone giá rẻ, pin “khủng” 5000 mAh

Philips V377 là mẫu smartphone giá rẻ của thương hiệu Philips vừa chính thức cập bến thị trường Việt Nam, sở hữu mức dung lượng pin 5000 mAh.