Báo động căn bệnh gây tử vong từ 1 vết xước nhỏ

Chỉ vài ngày sau khi bị một vết xước nhỏ ở tay, bà mẹ 2 con ở Anh đã nhanh chóng qua đời. Các bác sĩ đang cảnh báo căn bệnh gây tử vong hơn cả 2 căn bệnh ung thư và AIDS cộng lại.


Trong một lần làm vườn, chị Lucinda Smith, 43 tuổi vô tình bị xước trên tay. Cứ tưởng đó là vết thương bình thường nên chị vẫn đi làm và chăm con mà không mảy may quan tâm đến nó.


Nhưng vài ngày sau, chị cảm thấy bị đau ở vai nên quyết định đi khám bác sĩ. Chị được chẩn đoán bị chèn dây thần kinh và được kê thuốc giảm đau, yêu cầu thư giãn đồng thời nên trị liệu vật lý.


Tuy nhiên, 3 ngày sau đó, tình trạng bệnh tình cũng không cải thiện, nếu không muốn nói là tồi tệ hơn. Các ngón tay và cánh tay tấy đỏ, chị bị nôn mửa và bị đau nhiều hơn.




Bà mẹ 2 con tử vong vì nhiễm trùng máu từ một vết xước nhỏ ở tay.

Bà mẹ 2 con này tiếp tục đi khám và bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy chị bị nhiễm trùng máu, một dạng ngộ độc máu.


Ngay sau đó, chị nhập viện và được điều trị tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch. Thế nhưng, chỉ sau 1 đêm, sức khỏe của Smith yếu hơn, phải chuyển sang khoa chăm sóc đặc biệt, thở bằng máy và tiêm kháng sinh liều cực nặng.


Đến ngày hôm sau, chị bắt đầu bị suy tạng và đến buổi tối ngày hôm đó, chị bị suy tim, suy thận, suy hô hấp rồi qua đời. Bác sĩ kết luận chị Smith đã chết vì sốc độc tố gây ra bởi nhiễm trùng máu.


'Đừng bao giờ đánh giá thấp kẻ giết người thầm lặng này', Caroline, em gái nạn nhân cảnh báo.


Sau sự ra đi đột ngột của chị Lucinda Smith, gia đình đã tham gia các buổi tuyên truyền về sự nguy hiểm của nhiễm trùng máu.


Cách đây chưa đầy 1 tuần, tờ Daily Mail đưa tin anh Michael Berger (46 tuổi, sống tại New Jersey, Mỹ) đã phải trải qua 3 tuần hôn mê và cơ hội sống sót giảm xuống chỉ còn 50/50 sau khi bị đứt tay do giấy cứa.


May mắn, sau nhiều tuần chạy chữa, Berger đã được cứu chữa kịp thời, thoát khỏi căn bệnh nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng trong một thời gian ngắn.


Trước sự nguy hiểm của căn bệnh có thể cướp đi mạng sống của con người chỉ sau vài giờ, cơ quan chức năng ở Mỹ và Anh liên tiếp kêu gọi mọi người hãy cảnh giác cao độ với những vết xước ngoài da, dù là nhỏ nhất.


'Với một số ca bệnh bị nhiễm trùng máu, sự sống của bệnh nhân được đếm từng giờ.Thậm chí nếu bạn không có một dấu hiệu cảnh báo đặc trưng nào, nhưng cứ thấy người ngày càng mệt mỏi và không thể kiểm soát ý thức, bạn hãy đi khám ngay', Ron Daniels, Chủ tịch Quỹ Nhiễm trùng máu của Anh cảnh báo.




Do chủ quan với một vết xước nhỏ trên tay, chị Smith đã qua đời, để lại 2 đứa con bơ vơ.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã khuyến cáo đội ngũ y tế phải điều trị bệnh nhân nhiễm trùng máu cấp bách giống như với bệnh nhân bị đau tim.


Họ phải tự hỏi: Đây có phải là ca nhiễm trùng máu không nếu thấy bệnh nhân có triệu chứng phát ban, sốt cao hoặc mạch đập nhanh.


Bất cứ ai bị nghi ngờ mắc căn bệnh chết người này phải được chuyển cấp cứu ở bệnh viện và được các bác sĩ, y tá có kinh nghiệm theo dõi.


'Với những bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, bước đầu tiên là phải tiêm thuốc kháng sinh và dịch IV ngay lập tức, để tránh rơi vào tình trạng sốc độc tố', bác sĩ Marianne Kraemer, người trực tiếp điều trị cho anh Michael Berger nhấn mạnh.


Ở Anh mỗi năm có khoảng 150.000 ca, trong đó 44.000 trường hợp tử vong, nhiều hơn số ca chết do ung thư ruột, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại.


Còn Mỹ hàng năm cũng tiếp nhận khoảng 1 triệu người mắc bệnh nhiễm trùng máu và 258.000 người tử vong, nhiều hơn cả số người chết vì ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và AIDS cộng lại.


Dấu hiệu nhận biết để cấp cứu kịp thời

Nhiễm trùng máu do tình trạng nhiễm trùng liên quan đến tiểu đường, ung thư hoặc vết thương ngoài da. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị suy tạng và dẫn đến tử vong.


Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm trùng máu nhưng người già và người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em dễ mắc hơn nhiều.


Từ một vết thương ngoài da, sau đó xuất hiện những biểu hiện như thở nhanh, sốt cao hoặc cảm lạnh, người run lẩy bẩy, đau người, đổ mồ hôi, hôn mê sâu, không đi tiểu trong vòng 12 giờ thì đi khám bác sĩ ngay.


Một khi bị nhiễm trùng máu, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh cần thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1 giờ sau khi được chẩn đoán.


Cập nhật: 12/10/2016
Theo vntinnhanh

TIN LIÊN QUAN

Israel tìm ra loại protein giảm 97% virus HIV sau 8 ngày

Với phát hiện này, các nhà khoa học Israel đã mang đến hy vọng cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

5 loại bệnh nguy hiểm có thể phát hiện nhờ khám mắt

Ung thư, tiểu đường, huyết áp cao hay viêm khớp dạng thấp là những loại bệnh có thể được phát hiện ra khi bạn khám mắt.

Gần 2.000 ca COVID-19 nặng được hội chẩn qua nền tảng khám chữa bệnh từ xa Telehealth

Telehealth là nền tảng khám chữa bệnh từ xa, được phát triển bởi Viettel, đã kết nối với hơn 200 bệnh viện, thường xuyên tham gia hội chẩn, tổ chức đào tạo chuyên môn, tư vấn phẫu thuật từ xa...

Cẩn trọng bệnh về da do đi mưa và lội nước ngập

Những ngày mưa to và nước ngập tại TP HCM vừa qua dễ gây bệnh viêm da, nổi mề đay, nấm tay chân do ẩm...

Cảnh báo dịch ho gà tại Cao Bằng

Gần một tháng qua, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng có 49 người mang triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh ho gà, 4 trong số 18 mẫu bệnh xét nghiệm dương tính với bệnh.

Bệnh tay chân miệng vào mùa: Những điều cần biết

Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ rất dễ gây thành dịch lớn song chưa có thuốc đặc trị. Trẻ nhỏ không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Ai là người có nguy cơ bị viêm gan C

Trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm siêu vi C; quan hệ tình dục hay tiếp xúc với dịch của người bệnh; dụng cụ xăm mình xỏ tai kém vệ sinh... đều có thể bị viêm gan C.

Chó chờ trước cửa bệnh viện nơi chủ qua đời từ 8 tháng trước

Một con chó ở Brazil kiên trì đứng chờ phía trước cổng bệnh viện, nơi chủ nhân của nó qua đời 8 tháng trước.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn cài công cụ hỗ trợ jailbreak iOS 10 - 10.3.3 cho máy sử dụng 64-bit

Tương tự như H3lix, doubleH3lix được phát triển bởi hai lập trình viên nổi tiếng Siguza và Tihmstar, dựa trên một công cụ khai thác lỗ hổng quen thuộc trên các bản jailbreak khác như v0rtex exploit, KPP bypass,

Hướng dẫn kích hoạt và sử dụng tính năng picture-in-picture trên YouTube

Picture-in-Picture (PiP), là tính năng giúp thu nhỏ video xuống góc dưới của màn hình, lúc này người dùng có thể vừa xem video vừa tìm kiếm các nội dung liên quan khác trên YouTube.

Cách xem lại video đã thích trên TikTok mà bạn không nên bỏ qua

Bạn tương tác thả tim các video TikTok mà mình thích, nó sẽ giúp ích trong việc xem lại các video TikTok thú vị. Sau đây là cách xem lại video đã thích trên TikTok nhé...

Hướng dẫn chuyển đổi Word sang PDF bằng công cụ trực tuyến miễn phí

Vì lẽ đó, trước khi muốn upload tài liệu Word lên mạng bạn hãy chuyển đổi sang định dạng PDF trước. Có rất nhiều cách để chuyển đổi sang định dạng PDF.

Hướng dẫn bạn cách kiểm tra thông tin mũi tiêm trên PC Covid

Với việc PC Covid là ứng dụng duy nhất được sử dụng để tra cứu thông tin tiêm vaccine cũng như khai báo di chuyển. Nếu bạn chưa biết cách tra cứu thông tin tiêm vaccine của mình thì dưới đây là cách thực hiện.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá pin Lenovo Yoga Book: Vừa đủ sài

Lenovo Yoga Book có thiết kế rất giống một cuốn sách, dù mỏng 9.6mm nhưng lại sở hữu viên pin 8500 mAh. Hãy cùng FPTShop đánh giá pin của thiết bị này

Đánh giá pin Asus Zenfone Max Plus M1: Thời lượng thực tế chưa ấn tượng so với dung lượng

Asus Zenfone Max Plus M1 là chiếc smartphone có cái tên khá dài, liệu thời lượng sử dụng pin của máy có dài giống như tên của sản phẩm này hay không?

Mitsubishi Pajero Sport - Trải nghiệm offroad

Những chiếc SUV/CUV khác đều có khả năng offroad ở một mức độ nào đó nhưng đối với Pajero Sport, offroad đích thị là bản năng di truyền. Xe bán ra với hai phiên bản máy dầu là: 4x2 AT (giá 1,11 tỷ đồng) và 4x4 AT (giá