Bệnh tay chân miệng vào mùa: Những điều cần biết

Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ rất dễ gây thành dịch lớn song chưa có thuốc đặc trị. Trẻ nhỏ không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.




Biểu hiện nốt phỏng ở lòng bàn chân trong bệnh tay chân miệng. (Ảnh: Sức khỏe đời sống)
Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện trong vòng 3-5 ngày sau khi tiếp xúc với nhiễm trùng. Thời gian này được gọi là giai đoạn ủ bệnh.


Những triệu chứng sớm của bệnh tay chân miệng gồm:


Sốt cao - thường khoảng 38-39°C.
Chán ăn.
Ho.
Đau bụng.
Đau họng.

Đôi khi, bệnh tay chân miệng có thể gây nôn, nhất là nếu do chủng enterovirus 71 gây ra.


Những triệu chứng sớm này có thể kéo dài 12-48 giờ.


Loét miệng: Sau 1 hoặc 2 ngày, các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má.


Đầu tiên, những nốt này có kích thước bằng chiếc cúc áo nhỏ. Sau đó chúng nhanh chóng phát triển thành những vết loét lớn có màu vàng-xám, bao quanh là một vòng tròn đỏ. Thường sẽ có từ 5-10 vết trong miệng.


Những vết này có thể rất đau khiến trẻ khó ăn, uống và nuốt, khiến trẻ rất khó chịu và quấy khóc.


Những vết loét miệng này sẽ hết trong vòng 5-7 ngày.


Nổi ban trên da: Rất nhanh sau khi các nốt loét trong miệng xuất hiện, sẽ thấy nổi những nốt nhỏ màu đỏ trên da của trẻ.


Những vị trí hay gặp những nốt này nhất là ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông và háng.


Những nốt này có kích thước khoảng 2-5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.


Những nốt này thường không đau và không ngứa, mặc dù chúng có thể trở thành những mụn nước nhỏ, đôi khi gây đau và tức. Điều quan trọng là không được làm vỡ những nốt này, vì có thể khiến bệnh lây lan.


Các nốt ban trên da và mụn nước có thể kéo dài tới 10 ngày.



Bệnh tay chân miệng vào mùa: Những điều cần biết

Không được làm vỡ những nốt này, vì có thể khiến bệnh lây lan
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng gây ra bởi một số týp enterovirus khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc nhóm enterovirus A. Những týp hay gặp nhất là coxsackievirus A16, A6, A10 và enterovirus 71.


Đầu tiên virus lan đến mô trong miệng, gần amiđan, và xuống hệ tiêu hóa.


Sau đó virus có thể lan tới các hạch bạch huyết lân cận và qua máu đi khắp cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ chống trả lại virus để ngăn nó lan tới những cơ quan trọng yếu, như não.


Bệnh lây như thế nào?

Các virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo 2 cách:


Qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp – gần giống đường lây của cảm cúm.
Qua các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân).

Thông thường bệnh lây lan do tay bị dính virus từ những đồ vật nhiễm bẩn, sau đó đưa tay lên gần miệng hoặc mũi. Bệnh cũng có thể lây do hít phải virus qua những giọt lơ lửng trong không khí.


Virus sẽ không lây lan theo cách này một khi người bệnh đã hết triệu chứng.


Tuy nhiên, vi rút cũng có thể có mặt với số lượng lớn ở trong phân của người nhiễm, và có thể tồn tại ở đó trong tới 4 tuần sau khi các triệu chứng đã hết.


Bệnh tay chân miệng nếu tiếp xúc với dịch từ các nốt mụn nước hoặc nước bọt của người bệnh.


3. Phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác

Nhiều virus có thể gây các nốt đỏ và loét trong miệng – chứ không chỉ riêng những vi rút gây bệnh tay chân miệng.


Tuy nhiên, bác sĩ có thể phân biệt bệnh tay chân miệng với các nhiễm virus khác bằng:


Tuổi của người bệnh – bệnh tay chân miệng hay gặp nhất ở trẻ dưới 10 tuổi.
Mô hình triệu chứng – các triệu chứng bắt đầu bằng sốt cao và đau họng; sau đó các vết loét phát triển trong miệng của trẻ, tiếp theo là các nốt phát ban ở bàn tay và bàn chân.
Biểu hiện của các nốt – những nốt này nhỏ hơn nốt thủy đậu và thường có màu sắc, kích thước và hình dạng khác biệt.

Có thể khẳng định (hoặc loại trừ) bệnh tay chân miệng bằng cách dùng tăm bông quệt vùng da, họng hoặc trực tràng của người bệnh và mang xét nghiệm. Đối với trẻ em có thể dùng mẫu phân.




Bệnh thủy đậu và tay chân miệng có biểu hiện bóng nước khá giống nhau (Ảnh minh họa: Internet)
Biến chứng

Bệnh tay chân miệng thường nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị. Biến chứng thường hiếm gặp, nhưng có thể gồm:


Mất nước

Những nốt loét trong họng và miệng có thể gây khó uống và khó nuốt, dẫn đến mất nước. Điều quan trọng là trẻ phải được uống đủ nước. Khuyến khích trẻ uống nước và sữa thay vì những loại đồ uống có tính a xít như nước trái cây.


Có thể sẽ dễ hơn nếu khuyến khích trẻ uống từng ít một nhiều lần thay vì cố uống thật nhiều một lúc.


Hãy liên hệ với bác sĩ nếu trẻ không thể hoặc không muốn uống bất kỳ loại đồ uống nào, hoặc nếu trẻ có những dấu hiệu mất nước, bao gồm:


Da khô, nhăn, khi véo da chỗ véo lâu hết.
Không thể đi tiểu, hoặc không có nước tiểu trong 8 giờ.
Quấy khóc.
Mắt trũng.
Trẻ có vẻ mệt mỏi và lờ đờ bất thường.
Thóp trũng (ở trẻ nhỏ).

Những trường hợp mất nước nhẹ có thể điều trị bằng dung dịch bù nước đường uống, có bán sẵn tại phần lớn các hiệu thuốc. Những trường hợp nặng hơn có thể cần điều trị trong bệnh viện.


Bội nhiễm

Cũng có nguy cơ các nốt trên da bị nhiễm trùng, nhất là nếu những nốt này bị trầy xước.


Các triệu chứng của nhiễm trùng da gồm:


Đau, đỏ, sưng và cảm giác nóng ở chỗ nhiễm trùng.
Da rỉ nước hoặc có mủ.

Hãy cho trẻ đi khám nếu nghi ngờ bị bội nhiễm ở da, vì trẻ có thể cần điều trị bằng kháng sinh bôi hoặc uống.


Viêm màng não do virus

Trong một số hiếm trường hợp, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến viêm màng não do virus. Viêm màng não virus ít nặng nề hơn viêm màng não vi khuẩn và không gây đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe.


Phần lớn các trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.


Các triệu chứng bao gồm:


Sốt cao 38°C hoặc hơn.
Li bì.
Đau đầu.
Cứng gáy.
Sợ ánh sáng.

Không có cách điều trị đặc hiệu cho viêm màng não virus ngoài việc dùng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng.


Viêm não

Biến chứng nặng nhất nhưng hiếm gặp nhất của bệnh tay chân miệng là viêm não, có thể gây tổn thương não và đe dọa tính mạng.


Những dấu hiệu sớm của viêm não là những triệu chứng giống như cúm, có thể diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày.


Các triệu chứng khác gồm:


Mệt mỏi.
Thờ ơ, li bì hoặc lú lẫn.
Co giật chân tay.
Yếu hoặc liệt các chi.
Sợ ánh sáng.
Các triệu chứng thần kinh đặc hiệu khác.

Trẻ vị viêm não cần được nhập viện để điều trị.


Phần lớn các trường hợp viêm não có liên quan đến bệnh tay chân miệng xảy ra trong những vụ dịch lớn do enterovirus 71.




Biến chứng nặng nhất nhưng hiếm gặp nhất của bệnh tay chân miệng là viêm não
Điều trị

Không có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng. Bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày.


Bệnh do virus gây ra, nghĩa là không thể điều trị bằng kháng sinh. Các thuốc chống virus cũng không hiệu quả trong điều trị bệnh tay chân miệng.


Có thể giảm nhẹ triệu chứng ở trẻ bằng cách:


Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước (tốt nhất là nước thường hoặc sữa; tránh những đồ uống có tính a xít như cô ca hay nước cam)
Cho trẻ ăn thức ăn mềm như khoai tây nghiền và súp, vì việc ăn và nuốt sẽ khá khó khăn.
Dùng thuốc điều trị triệu chứng.
Thuốc

Các thuốc không cần đơn như paracetamol và ibuprofen, có thể giúp giảm đau họng và hạ sốt. Với phụ nữ có thai, paracetamol được ưa chuộng hơn ibuprofen. Không dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi.


Có nhiều loại gel, thuốc xịt và nước súc miệng để điều trị loét miệng, mặc dù chưa rõ hiệu quả thực sự của chúng. Những thuốc này bao gồm:


Gel lidocaine – có thể dùng cho trẻ mọi lứa tuổi.
Xịt miệng benzydamine – dùng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.
Súc miệng benzydamine – dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Gel choline salicylate – chỉ phù hợp cho người lớn từ 16 tuổi trở lên và không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng vì có thể chỉ dùng thuốc một vài lần trong ngày.


Một cách khác là súc miệng bằng nước muối ấm – pha nửa thìa cà phê muối (2,5g) với 1/4 lít nước. Điều quan trọng là không được nuốt, vì thế cách này không được khuyên dùng cho trẻ nhỏ.


Nếu trẻ có mụn nước, tránh làm vỡ mụn vì dịch bên trong làm bệnh lây lan. Các nốt mụn nước sẽ khô và hết trong vòng 7 ngày.


Khi nào cần đi khám?

Phần lớn các trường hợp bệnh tay chân miệng không cần vào viện vì triệu chứng sẽ hết trong vòng 7 ngày mà không cần điều trị.


Tuy nhiên, nếu không chắc trẻ có đúng là bị bệnh tay chân miệng hay không, có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ.


Cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu:


Trẻ không thể hoặc không chịu uống bất kỳ đồ uống gì.
Trẻ có các dấu hiệu mất nước, bao gồm không đi tiểu nhiều như bình thường.
Các triệu chứng của trẻ không cải thiện hoặc nặng lên sau 7 ngày.
Trẻ có những triệu chứng phụ, như thay đổi tình trạng tâm thần, co giật, thay đổi tính cách và hành vi.



Vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp phòng bệnh tay chân miệng.
Phòng ngừa bệnh lây lan

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây. Cách tốt nhất để tránh mắc bệnh và lây lan bệnh là tránh tiếp xúc gần với người bệnh và


Luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi thay tã cho trẻ, và trước khi chuẩn bị thức ăn.
Khuyến khích trẻ bị bệnh rửa tay thường xuyên.
Tránh dùng chung vật dụng với người nhiễm bệnh.
Đảm bảo các bề mặt làm việc luôn sạch sẽ.
Giặt chăn ga gối hoặc quần áo có thể dính nước bọt, dịch từ mụn nước hoặc phân bằng nước nóng.

Với nơi làm việc, trường học và nhà trẻ


Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học trong khi trẻ thấy mệt.


Trẻ có thể đi học trở lại ngay khi thấy khỏe hơn. Không cần bắt trẻ nghỉ học cho đến khi nốt mụn nước cuối cùng liền hằn, vì rồi tất cả nốt mụn nước sẽ liền.


Tuy nhiên, đây chỉ là lời khuyên. Từng trường và cơ sở nuôi dạy trẻ có thể từ chối không nhận trẻ cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.


Những lời khuyên này cũng áp dụng cho người lớn bị bệnh tay chân miệng muốn biết khi nào có thể đi làm trở lại.


Cập nhật: 14/10/2016
Theo Dân Trí

TIN LIÊN QUAN

Hãy dùng lá này súc miệng, bỏ qua nước hoá chất đang quảng cáo rầm rộ

Lá trầu không là bài thuốc đông y tuyệt vời có thể chữa được bệnh răng miệng và đặc biệt đánh bật các mảng bám trên răng.

Những bệnh trẻ dễ mắc khi gió lạnh đầu mùa

Viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản.... là một trong những bệnh trẻ dễ mắc khi thời tiết giao mùa, khi không khí lạnh đột ngột tràn về.

Biện pháp phòng và điều trị bệnh quai bị hiệu quả

Bệnh quai bị là một căn bệnh nhẹ nhưng lại có tính phổ biến và có nhiều biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy chúng ta cần tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh quai bị hiệu quả.

Cẩn trọng khi ăn quá mặn và quá cay

Sau một tháng liên tục ăn xoài lắc và bánh mì nướng muối ớt, Thu bị viêm dạ dày phải nhập viện điều trị.

Sảng rượu - Hội chứng ảo giác nguy hiểm ở người nghiện rượu

Khi người cai rượu lên cơn sảng, họ ú ớ la hét, vật vã dữ dội, gồng người lên, bác sĩ phải lấy dây vải buộc chặt tay chân họ vào giường.

Biểu hiện và cách điều trị loạn năng thái dương hàm

Triệu chứng của căn bệnh loạn năng thái dương hàm này thường không rõ ràng, thoáng qua, thậm chí có người tự nhiên khỏi, vì thế hầu hết mọi người không mấy quan tâm. Đây là căn bệnh tuy không gây tử vong nhưng nếu phát hiện chậm sẽ rất khó điều trị

Đại học Hàn Quốc phát triển miếng dán graphene giúp theo dõi lượng đường trong máu

Một miếng dán làm từ graphene với khả năng 'cảm nhận' được lượng glucose trong mồ hôi, có thể sẽ là giải pháp mới trong việc chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường. Đó là ý tưởng của các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc).

U lồi xương răng khiến nhiều người lo sợ bị ung thư

Khoảng 75% dân số Việt có u lồi hàm trên trong miệng, đa số lành tính nhưng một số ít có nguy cơ ung thư khẩu cái.

THỦ THUẬT HAY

Cách sử dụng 2 SIM trên iPhone Xs Max và iPhone Xr

Đầu tiên, bạn cần lưu ý rằng Việt Nam sẽ không có iPhone Xs Max hay iPhone Xr 2 SIM chính hãng với hai khay SIM vật lý như trước đây bạn từng thấy, ít nhất là trong tương lai gần. Bởi như trong sự kiện Gather Round vừa

Tư vấn mua máy tính chơi Game LOL, CF, Fifa

Bạn đang cần mua máy tính max Settings để chơi được hầu hết các game hot hiện nay như LOL, CF, Fifa... Tuy nhiên hiểu biết về phần cứng của bạn lại khá hạn chế và cần đến tư vấn, tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Vì

Kiểm tra tốc độ giữa iOS 10 beta 2 và iOS 9.3.2 qua nhiều đời iPhone

iOS 10 beta 2 mới được Apple tung ra thử nghiệm hay iOS 9.3.2 chính thức mới nhất sẽ có tốc độ nhanh hơn?

Cách tạo, thay đổi màu icon ứng dụng iPhone thú vị theo ý muốn

iOS 14 đã chính thức xuất hiện với rất nhiều sự thay đổi và tính năng mới mẻ. Người dùng có thể dễ dàng đổi màu icon ứng dụng iPhone cực kỳ mới lạ chỉ với một số thao tác đơn giản mà Trang Công Nghệ giới thiệu sau đây.

Cách chuyển đổi đầu số hàng loạt trong danh bạ điện thoại cho Android và iOS

Hôm nay Bộ TT&TT đã chính thức công bố chi tiết thời gian và cách thức đổi thuê bao 11 số thành 10 số của 5 nhà mạng gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone, Gtel và Vietnamobile.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá chi tiết TOP 10 Smartwatch đáng mua nhất 2023: Ngon - Bổ - Rẻ

Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ số, nhu cầu sử dụng các thiết bị hiện đại của con người càng tăng cao. Đồng hồ giờ đây không chỉ đơn thuần là một công cụ đo thời gian, mà nó

Cùng là smartphone cao cấp, nên mua iPhone 13 Pro Max hay OPPO Find X3 Pro?

iPhone 13 Pro Max là smartphone cao cấp nhất của Apple, trong khi OPPO Find X3 Pro đứng đầu bảng điện thoại OPPO. Vậy giữa hai siêu phẩm này nên mua iPhone 13 Pro Max hay OPPO Find X3 Pro? Để trả lời câu hỏi này chúng

4 lý do nên mua Nokia C30 chinh phục những vị khách khó tính

Nokia C30 chỉ thuộc phân khúc giá rẻ và được bán với giá chưa đến 3 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu nghe xong những lý do nên mua Nokia C30 thì dù những vị khách khó tính nhất cũng bị thuyết phục. Hiện nay có rất nhiều mẫu