Thuyết Memetics của nhà sinh vật học Richard Dawkins sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nền văn hóa của Internet, nơi những thứ... nhảm nhí như trào lưu PPAP (Bút dứa - táo bút) được lan truyền mỗi ngày.
Nếu chịu khó ngồi lướt Facebook vài ngày nay, chẳng khó để bạn bắt gặp một đoạn video quảng cáo có phần nhảm nhí nhưng vô cùng bắt tai, khiến bản thân phải tua đi tua lại nhiều lần. Đó chính là trào lưu PPAP (Pen-Pineapple-Apple-Pen) - tạm dịch: Bút dứa - táo bút.
[media=https://www.youtube.com/watch?v=Cnig0T075_0]
Đoạn nhạc này ám ảnh đến kỳ lạ, như nhảy từ não người này sang người khác, lan truyền trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội với hàng chục triệu lượt xem chỉ sau vài giờ đồng hồ. Để rồi sau đó thì... ngập tràn ảnh chế.
Mọi người đua nhau like, share hay retweet nó mà chẳng cần lý do nào cả.
Điều này tương tự xảy ra khi có thứ gì đó được lan truyền trên Internet. Mọi người đua nhau like, share hay retweet nó mà chẳng cần lý do nào cả. Tất cả những thứ đó, gồm cả ảnh, video... chúng được gọi là meme.
Năm nào cũng nổi lên một vài hiện tượng mạng xã hội, chúng là meme
Nhờ được share rất nhiều lần trên mạng, tấm ảnh chú mèo cau có Grumpy Cat đã được cho là 'thành tựu Internet tuyệt vời nhất' năm 2013.
Grumpy cat - chú mèo với biểu cảm bá đạo vẫn rất viral đến tận ngày hôm nay.
Năm 2014, đến lượt các video về Ice Bucket Challenge trở nên nổi đình nổi đám, giúp hiệp hội ALS quyên góp tới 100 triệu USD (hơn 2.230 tỉ VND) cho các nạn nhân mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên.
Còn nếu nhìn về xa hơn một chút, hãy nghĩ đến Gangnam Style - bài hát cũng được xem là... nhí nhố nhưng lại có thể chạm mốc 1 tỉ lượt xem trên Youtube.
Gangnam Style - bài hát cũng được xem là... nhí nhố nhưng lại có thể chạm mốc 1 tỉ lượt xem trên Youtube.
Tất cả những thứ nêu trên, chúng được gọi là meme. Nhưng điều gì khiến các meme được lan truyền? Theo các nhà khoa học, lý do nằm ở một học thuyết đã từng xuất hiện từ rất lâu và... chẳng liên quan gì đến Internet: Thuyết memetics.
Meme xuất hiện dựa trên 'gene di truyền'
Meme có ngày nay có thể hiểu là một yếu tố văn hóa hay một hệ thống các hành vi được truyền từ cá thể này qua cá thể khác, thông thường là thông qua bắt chước.
Nhưng khái niệm thực sự về meme lại được nhà sinh vật học Richard Dawkins đưa ra từ năm 1976, về thuyết memetics.
Richard Dawkins - người đặt ra khái niệm meme.
Học thuyết được phát biểu như sau: giống như gene là những khối riêng lẻ chứa các thông tin di truyền, meme cũng là một khối tương tự, nhưng chứa các thông tin về văn hóa.
Như màu mắt của cha mẹ truyền cho đứa con vậy. Khi người A bắt chước người B, các thông tin văn hóa của người B sẽ truyền sang người A, hay nói cách khác meme của người B đã được người A sao chép.
Theo Dawkins, thông tin văn hóa ở đây chính là những ý tưởng, những câu khẩu hiệu, các giai điệu, phong cách thời trang, cách xây nhà,... hay nôm na là những thông tin tính lan truyền (trong tiếng Anh gọi là viral).
Meme cũng giống như gene, có thể sao chép, lan truyền sang nhiều thế hệ, và tiến hóa.
Thuyết memetics còn chỉ ra rằng: Meme cũng sao in và tiến hóa như gene. Chúng ganh đua nhau để được ta tiếp nhận và không chịu sự điều khiển của bất cứ cá nhân nào cả, nghĩa là ai cũng có thể sao chép thông tin văn hóa của meme.
Những meme nào càng có ích, càng có nhiều nhu cầu hay hợp thị hiếu thì càng dễ lan truyền.
Meme bao gồm nhiều loại
Một trong số đó có meme Internet - chính là video, ảnh chế được lan truyền trên mạng mỗi ngày. Còn lại là meme mang thông tin văn hóa có tính ứng dụng cao, được gọi là meme khoa học.
Một minh họa điển hình cho meme khoa học chính là bánh xe nan hoa thời xưa. Một người có ý tưởng về nan hoa làm ra một xe đẩy có gắn bánh xe nan hoa. Người khác nhìn thấy loại xe này sẽ tạo ra hàng triệu chiếc xe khác. Đây được gọi là meme bánh xe nan hoa vì cách thức làm loại bánh xe này đã được nhiều người sao chép lẫn nhau, và vì nó được lan truyền rất nhanh chóng.
Hiện nay, người ta chỉ quan tâm đến cái gọi là Internet meme.
Có điều hiện nay, người ta chỉ quan tâm đến cái gọi là Internet meme, và sự cạnh tranh của các meme dạng này là rất cao.
Nguyên do là vì Internet giờ đã quá phổ cập, giúp con người tiếp cận rất nhiều luồng thông tin khác nhau. Qua đó, thông tin nào ít hữu ích, dài dòng, hay nói cách khác là... nhạt, đương nhiên sẽ ít lan tỏa hơn.
Những yếu tố giúp một meme được share nhiều
Meme xưa và nay chắc chắn là khác nhau, vì bản chất nguồn gốc của chúng vốn khác biệt. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, với các đặc điểm chung như sau:
Đó là vì nếu như meme thực sự hữu ích, nó sẽ lan truyền rất dễ dàng như trường hợp bánh xe có nan hoa. Ở meme ngày nay, đó là những video mang tính giáo dục, phát minh, phát kiến đột phá...
Những video do Ted-ed - một website giáo dục của Mỹ thực hiện luôn đạt độ viral cao.
Thứ hai, meme dễ sao chép luôn có lợi thế hơn. Không phải vô cớ mà những trào lưu được xem là 'nhảm nhí' như PPAP và Gangnam Style khiến cư dân mạng phát cuồng. Nhạc bắt tai, lời thoại ngắn gọn, đơn giản hài hước đã biến chúng trở thành hiện tượng mạng.
Không phải vô cớ mà những trào lưu được xem là 'nhảm nhí' như PPAP và Gangnam Style khiến cư dân mạng phát cuồng.
Cuối cùng, những meme trả lời các câu hỏi cấp bách thường share rất nhanh. Ví dụ như những bức ảnh, đoạn phim về cách giảm cân trong 5 phút, hay bí kíp, mẹo vặt giúp cuộc sống dễ thở hơn chẳng hạn. Đó là các meme mang tính 'cấp bách'.
'Bí kíp để không bị chó cắn' cũng có thể là một meme có tính lan toả mạnh.
Đến đây, bạn sẽ tò mò muốn biết cái học thuyết dài dòng này dùng để làm gì? Thực ra, các chuyên gia cho rằng nếu thuyết memetics được nắm rõ, chúng ta có thể vận dụng meme một cách chuẩn xác để tăng tính hiệu quả cho quảng cáo, PR Marketing hay thậm chí là vận động tranh cử.
Người nào có sức lan tỏa lớn hơn (theo tính tích cực), người đó đã nắm 50% thành công.
Cập nhật: 30/09/2016
Theo kenh14