Những năm gần đây, có nhiều hãng điện thoại đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam có thể kể đến là Samsung với hai nhà máy lớn ở Thái Nguyên và Bắc Ninh. Hay LG có đến ba nhà máy đặt tại thành phố cảng Hải Phòng. Và mới đây, liên tiếp các hãng điện thoại thông báo đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam chúng ta.
Đơn cử như Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp nghiệp Đài Loan thuộc chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Hay Xiaomi thì đã đầu tư vào sản xuất linh kiện, điện thoại thông minh cũng ở Việt Nam. Cùng với đó, Google đang xem xét chuyển các đơn hàng smartphone đến nhà máy lắp ráp tại Việt Nam trong năm 2023.
Khi các hãng sản xuất smartphone hàng đầu đặt nhà máy tại Việt Nam thì ảnh hưởng từ mặt tiêu cực và tích cực của nó là gì?
Năm 2007. Tập đoàn Foxconn đã đầu tư quy mô nhỏ vào Việt Nam. Đây là nhà cung cấp sản xuất linh kiện chính cho Apple với hai nhà máy đầu tiên đặt tại tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Tập đoàn này đang sử dụng hơn 50 nghìn lao động với mức lương trung bình từ 10 triệu đến 12 triệu đồng/ tháng tính đến thời điểm tháng 6/2020. Đến tháng 2/2021 tập đoạn tiếp tục tuyển thêm 1000 công nhân với mức lương từ 8 triệu đến 10 triệu đồng/ tháng ( mức lương thấp thế này cũng một phần bị tác động bởi đại dịch Covid).
Samsung cũng có hai nhà máy lớn ở Bắc Ninh và Thái Nguyên cũng tạo ra việc làm cho hơn 160 nghìn người lao động. Cùng với đó thì mức giá của các sản phẩm Samsung đã mềm hơn so với trước đây. Hay như Xiaomi đang có động thái đặt nhà máy tại Việt Nam cũng đang cung cấp các thiết bị rẻ hơn so với nhập về.
Tón lại thì việc các hãng sản xuất smartphone đặt nhà máy tại Việt Nam đã tạo điều kiện cho người lao động ở Việt Nam, giải quyết được bài toán “ thất nghiệp”. Bên cạnh đó, các thiết bị điện thoại cũng sẽ có nhiều linh kiện để sửa chữa hơn, mất ít thời gian hơn. Giá bán cho các sản phẩm smartphone cũng có thể sẽ rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm nhập từ nước ngoài.
Ngoài ra một lý do khác cho việc các hãng điện thoại hàng đầu lựa chọn nhà máy sản xuất ở Việt Nam đó chính là chính sách “ Không Covid”. Từ đầu năm 2022 hầu hết các nước trên thế giới đều đã nới lỏng chính sách “ Không Covid” nhưng chỉ có Trung Quốc là vẫn thực hiện nó. Việc phong tỏa nhiều khu vực có nhà máy sản xuất cũng như khu vực có chuỗi cung ứng hàng hóa khắp thế giới đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của các hãng. Mặt khác, Việt Nam lại có nguồn lao động dồi dào chất lượng, giá lao động cũng rẻ nên việc các Ông lớn lựa chọn Việt Nam làm điểm đến cũng không có gì lạ cả.
Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng phải được nhắc đến. Các nhà sản xuất smartphone hàng đầu đặc biệt là Mỹ không thể mãi mãi phụ thuộc vào nguồn lực lao động từ Trung Quốc.
Chưa kể đến việc các hãng chọn Việt Nam làm nơi sản xuất cũng đưa về một số những mặt không được tích cực cho lắm. Đơn cử như hiện tại Việt Nam cũng đang có quá nhiều ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ như Samsung …
Nếu như các Ông lớn thấy được việc sản xuất smartphone hay linh kiện ở Việt Nam có lãi thì họ vẫn tiếp tục triển khai, nhưng bên cạnh đó nếu họ cảm thấy ở Việt Nam không lãi họ sẽ từ bỏ. Nghĩa là họ mở ra nhà máy ở Việt Nam thì họ cũng sẽ không cho ra các sản phẩm đầu tiên tại thị trường Việt Nam mà vẫn dành sự quan tâm hàng đầu đến các thị trường cao hơn.
Một điểm lưu ý nữa là việc các nhà máy sản xuất mọc lên nhiều cũng là cơ sở dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Lượng rác thải phát sinh ra môi trường trên các địa bàn tăng lên đáng kể, vì vậy câu hỏi bỏ ngỏ là việc xử lý nguồn rác thải có được thực hiện nhanh gọn kịp thời hay không? Đồng thời trong quá trình sản xuất người lao động không khỏi tránh khỏi việc ảnh hưởng sức khỏe do các chất độc hại từ nguyên vật liệu gây nên.
Hay vấn đề an sinh xã hội, liệu việc tập trung đông người lao động từ các tỉnh miền có dẫn đến loạn rồi lại xảy ra những tệ nạn hay không? Nếu nhà nước hay các doanh nghiệp mà không có những chính sách quy định riêng dành cho người lao động thì khó có thể khẳng định là không có vấn đề nào xảy ra.