Tư vấn pháp luật là một trong những vai trò chủ chốt góp phần xây dựng môi trường sống và hoạt động của công dân an toàn.
Khi hành nghề, luật sư cần thực hiện đúng và đủ chức năng tư vấn trên mọi lĩnh vực trong đời sống được Pháp luật quy định và điều chỉnh.
Đồng thời, luật sư sẽ hỗ trợ thân chủ soạn thảo văn bản phù hợp và đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề xảy ra trong tranh chấp của thân chủ.
Việc tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp sẽ góp phần hạn chế các tranh chấp không mong muốn xảy ra trong đời sống, nâng cao kiến thức về pháp luật cho người dân cũng như ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, trước sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường, hoạt động tư vấn pháp luật được chứng nhận là một ngành nghề dịch vụ - được điều chỉnh thông qua các quy định pháp luật về các luật lệ về kinh doanh trong quá trình hành nghề luật sư.
Tại sao doanh nghiệp cần thuê Luật sư tư vấn tại Việt Nam?
Ngay từ giai đoạn bắt đầu hoạt động, các doanh nghiệp cần đến những tư vấn, hỗ trợ tuyệt vời của Luật sư tại Việt Nam (vietnam lawyer) về những vấn đề trong kinh doanh liên quan đến pháp lý, bao gồm: cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, thuế, hợp đồng lao động, nhân sự, phương thức huy động vốn…
Các thành viên đồng sáng lập công ty sẽ cần hợp đồng ràng buộc; hay các bản hợp đồng thương mại với khách hàng/đối tác…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần lưu tâm đến những loại hình trách nhiệm pháp lý sẽ xuất hiện xuyên suốt hoạt động kinh doanh cho đến khi giải thể hay phá sản. Ví dụ:
- Doanh nghiệp thuê/mua văn phòng, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc.
- Nếu công ty có nhiều nhân viên, doanh nghiệp sẽ cần sự hỗ trợ tư vấn pháp lý về các vấn đề: trách nhiệm nhân sự, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và nhiều câu hỏi pháp lý nhân sự khác.
Thêm vào đó, doanh nghiệp sẽ cần ký kết các hoạt đồng mua/bán hàng hóa, dịch vụ. Nhìn chung nhu cầu về lời khuyên pháp lý như thế nào sẽ tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp sản xuất hay cung cấp độc quyền về một sản phẩm/dịch vụ sẽ cần đến nhãn hiệu hay đăng ký sở hữu trí tuệ để phòng ngừa trường hợp đối thủ ăn cắp (chuẩn bị hồ sơ khởi kiện) hoặc ngược lại.
Điều này cho thấy pháp luật ảnh hưởng khá lớn đến các hoạt động kinh doanh hàng ngày, người đứng đầu doanh nghiệp phải nắm rõ phương thức xử lý nhanh chóng nếu xảy ra bất kỳ vấn đề liên quan đến pháp lý kinh doanh.
Dựa trên cơ sở đó, tư vấn pháp lý luôn là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể hoạt động suôn sẻ. Các luật sư sẽ cung cấp và giải thích pháp luật cho doanh nghiệp và đưa ra hướng xử lý tốt nhất trong mọi hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu trước.
Đây cũng là khả năng đặc biệt của luật sư nhìn thấy sự khác biệt rõ nhất giữa các vấn đề pháp luật và các hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp.
Vì mục đích cuối cùng trong kinh doanh luôn là lợi nhuận, tuy nhiên doanh nghiệp không thể ngó lơ hành lang pháp lý. Nếu rơi vào vi phạm, mọi lợi nhuận của doanh nghiệp có thể biến mất hoàn toàn. Lúc này, luật sư chính là người sẽ dẫn dắt các doanh nghiệp hoạt động trong vùng pháp lý an toàn nhất.