Loại gene quyết định giác quan thứ 6 ở người
Ngoài 5 giác quan thông thường, con người còn có khả năng cảm nhận không gian, giác quan có cơ sở từ di truyền.
Giác quan thứ 6 ở người tên là sự nhận cảm (Proprioception), hay khả năng não bộ hiểu được vị trí cơ thể đang ở trong không gian, Live Science hôm 22/9 đưa tin.
Khi cảnh sát yêu cầu một người say rượu chạm ngón tay vào chóp mũi, họ đang kiểm tra giác quan này. Nhờ nó, chúng ta cảm nhận được chiếc ghế đang ngồi được tạo dáng như thế nào. Chúng ta có thể đoán còn bao nhiêu sữa trong hộp giấy khi chỉ nhấc lên và lắc nhẹ nó. Giác quan này do các 'proprioceptor', cơ quan tự cảm ở các tế bào nằm trên bắp thịt và gân tiếp nhận.
Các nghiên cứu trước đây trên chuột cho thấy gene PIEZO2 có thể đóng vai trò trong giác quan nhận cảm. Đây cũng là gene yêu cầu các tế bào tạo ra protein 'nhạy cảm cơ học' cho khả năng cảm nhận lực tác động, chẳng hạn như khi có ai đó ấn vào da.
Đột biến một gene đặc biệt làm cho cơ thể mất đi khả năng cảm nhận không gian. (Ảnh: Science Magazine).
Để hiểu rõ tác dụng của gene PIEZO2 trên người, các nhà nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) lựa chọn hai bệnh nhân trẻ, những người có đột biến gene PIEZO2 rất hiếm, gặp vấn đề về khớp và bị vẹo cột sống. Các bệnh nhân được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm liên quan đến chuyển động và cân bằng. Nhóm nghiên cứu nhận thấy bệnh nhân gặp khó khăn khi đi bộ nếu bị bịt mắt.
Trong một thí nghiệm khác, các bệnh nhân được yêu cầu tiến lại gần một vật thể trước mặt, trong hai trường hợp bị và không bị bịt mắt. So với những người không có gene đột biến, những bệnh nhân này khó tìm đến vật thể khi bị bịt mắt.
Ngoài ra, những người đột biến gene PIEZO2 còn hầu như không thể đoán hướng chuyển động của tay và chân họ khi chúng được bác sĩ điều khiển, khó cảm nhận độ rung của âm thoa trên da. Một bệnh nhân còn cảm thấy khó chịu khi được nhẹ nhàng vuốt ve phần cánh tay, trái ngược với cảm giác dễ chịu thường được ghi nhận.
Các thí nghiệm trên cho thấy những người đột biến gene PIEZO2 bị 'mù tiếp xúc', Alexander Chesler, tác giả chính của nghiên cứu đã đăng tải trên tạp chí Y khoa New England hôm 21/9 cho biết.
'Phiên bản đột biến của PIEZO2 có thể không hoạt động, khiến cho hệ thần kinh của những người bệnh không thể phát hiện tiếp xúc hay sự chuyển động của các chi', Chesler nói.
Theo nghiên cứu, các phần khác của hệ thần kinh vẫn hoạt động bình thường. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau, ngứa, nhiệt độ nóng lạnh, khả năng nhận thức cũng tương đương người không đột biến gene.
Cập nhật: 28/09/2016
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Tác hại kinh hoàng của thuốc lá đến gene lần đầu tiên được công bố
Theo nghiên cứu mới đây, các chuyên gia đã xác định được chính xác 1 bao thuốc có thể khiến bao nhiêu gene của bạn bị đột biến gây ung thư.
Nghiên cứu mới hé lộ phương pháp làm tăng sản lượng mủ cao su
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Tài nguyên Bền vững RIKEN (CSRS) ở Nhật Bản cùng với các cộng sự tại Đại học Sains Malaysia (USM) đã thành công trong việc giải thích chuỗi gene đối với cây cao su bản địa ở Brazil.
Vì sao con rắn có một thân hình dài ngoằng?
Sau hàng thế kỷ, con người đã tìm ra lý do vì sao loài rắn có một cơ thể dài đến vậy.
Số gene không quyết định mức độ tiến hóa của con người
Khoảng một nửa thế kỷ trước, các nhà khoa học ước tính số gen của con người lên đến hàng triệu. Nhưng những nghiên cứu hiện đại đã giảm con số này xuống đến khoảng 20.000.
Con cái thừa hưởng trí thông minh từ mẹ, chứ không phải từ cha
Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, gene di truyền của người mẹ quyết định trí thông minh cho đứa con của họ, chứ không phải từ cả cha và mẹ.
Phát hiện đột biến gene gây nguy cơ sảy thai tái diễn ở phụ nữ
Hiện tượng RSA được định nghĩa là một phụ nữ trải qua 3 lần sảy thai hoặc nhiều hơn nữa trong 5 tuần đầu tiên của thai kỳ. Theo ước tính, cứ 100 phụ nữ mang thai sẽ có một trường hợp gặp phải hiện tượng này.
Phát hiện gene đột biến hiếm gặp trong thi hài Lenin
Các chuyên gia đến từ Mỹ đã chứng minh rằng Vladimir Lenin bị một căn bệnh di truyền hiếm gặp gây ra cái chết nhanh chóng.
Cảnh sát có thể phác thảo mặt nghi phạm từ DNA
Các nhà khoa học tại Mỹ vừa tìm ra những gene quy định những điểm đặc trưng trên khuôn mặt người như kích thước mũi và chiều rộng mặt.
THỦ THUẬT HAY
Hướng dẫn cài đặt bản YouTube có thể phát nhạc khi tắt màn hình, chặn hoàn toàn quảng cáo
YouTube hiện đang là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ video phổ biết nhất hiện nay. Không chỉ tiện lợi bởi khả năng hoạt động đa nền tảng mà còn phong phú về nội dung cung cấp tới người dùng.
Mở rộng không gian lưu trữ cho thiết bị Android
Sau một thời gian sử dụng, không gian lưu trữ của thiết bị Android sẽ ngày một đầy lên bởi rất nhiều dữ liệu khác nhau. Lúc này, việc dọn dẹp là điều vô cùng cần thiết, giúp bạn có thể lưu trữ nhiều và nhiều hơn nữa.
Top 10 ứng dụng không thể thiếu giúp bạn duy trì sự tập trung
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều nhân tố về cả khách quan và chủ quan đều khiến chúng ta khó có thể duy trì sự tập trung. Dưới đây là Top 10 ứng dụng không thể thiếu giúp duy trì sự tập trung. Mời các bạn
Cách lưu ảnh chụp màn hình bằng file PDF trên Windows 10, 11 cực đơn giản
Hướng dẫn bạn cách lưu ảnh chụp màn hình bằng file PDF để phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn trên Windows 10, 11 một cách đơn giản. Click xem ngay nhé!
Những ứng dụng Portable dành cho PC tốt nhất mọi thời đại(Phần 4 )
Ứng dụng portable là một phiên bản 'rút gọn' của phần mềm, có thể chạy mà không cần cài đặt trên máy chủ và không thay đổi thông tin cấu hình máy tính. Nói cách khác, bạn có thể chạy nó, sử dụng nó và không ai sẽ biết
ĐÁNH GIÁ NHANH
Đánh giá hiệu năng và thời lượng pin Nokia 7 Plus: Có xứng đáng với giá 9 triệu?
Nokia 7 Plus được trang bị bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 660, một trong những con chip mạnh nhất series 600 hiện nay với 8 lõi Kryo 260 (4x2.2GHz + 4x1.8GHz). Đi cùng con chip này là GPU đồ họa Adreno 512, xử lý đồ
Đánh giá pin Meizu MX6: Viên pin 3.060 mAh cho kết quả sử dụng quá bất ngờ
Với 3.060 mAh, liệu Meizu MX6 có đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng? Hãy cùng tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên ngay trong bài viết này.