Theo báo cáo năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chất thải điện tử toàn cầu có giá trị lên đến 62,5 tỷ USD, cao hơn cả GDP của hầu hết các quốc gia. “Một tấn điện thoại di động bỏ đi còn nhiều vàng hơn cả một tấn quặng vàng' - Tiến sĩ Ruediger Kuehr, giám đốc chương trình Chu kỳ bền vững (SCYCLE) của Liên Hợp Quốc cho biết. Thông thường số rác thải này bao gồm những vật dụng như điện thoại di động, tủ lạnh, ấm đun nước, TV và đồ chơi điện, thiết bị thể thao. Trên thực tế, lượng rác thải điện tử trên toàn cầu đã tăng khoảng 2 triệu tấn mỗi năm. Trong đó chưa đầy 20% được thu gom và tái chế.
Theo Pascal Leroy, tổng giám đốc của WEEE cho biết bằng cách tạo ra những sản phẩm có tuổi thọ ngắn và hạn chế sửa chữa, các nhà sản xuất đã góp phần lớn trong việc gia tăng chất thải cho hành tinh. “Sự phát triển nhanh chóng của điện thoại di động đã dẫn đến việc thay thế nhanh chóng các thiết bị cũ.”
Người tiêu dùng cũng ngần ngại hơn khi tái chế các thiết bị điện tử cá nhân. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Hoá học Hoàng gia năm 2019 cho thấy, có khoảng 40 triệu thiết bị không sử dụng đang tồn tại trong các gia đình. Điều này đã gây áp lựa lên nguồn cung nhiều nguyên tố quý hiếm. Những nguyên tố có thể cạn kiệt trong thế kỷ tới bao gồm: Gali - thường dùng trong nhiệt kế y tế, đèn Led,… Asen, Bạc, Indium, Yttrium, Tantali.
Leroy cho biết: “Để người tiêu dùng làm điều đúng đắn, trước hết phải cung cấp cho họ đầy đủ thông tin. Họ cần có một cơ sở hạ tầng thuận tiện, có sẵn để việc xử lý rác thải điện tử đúng cách trở thành một chuẩn mực xã hội.” Đồng thời, Leroy cũng chỉ ra rằng tái chế đồ điện tử thay vì vứt bỏ cũng giảm lượng khí thải nhà kính. “Mỗi tấn rác thải điện và điện tử được tái chế sẽ giúp giảm khoảng 2 tấn khí thải carbon dioxide.” Do đó, điều này rất quan trọng, đặc biệt là khi chính phủ các nước đã tham gia Hội nghị Biến đổi Khí hậu COP26 để thảo luận về cách để giảm lượng khí thải carbon.
Theo BBC
môi trườngđiện tửvạn lý trường thànhrác thảiweee forumlượng rác thải điện tử