Báo cáo được thực hiện dựa trên quá trình nghiên cứu và phân tích trong hơn 5 triệu ứng dụng và nhà phát triển ứng dụng đã bị xóa khỏi Google Play và App Store, từ ngày 01/01 đến 30/06/2021. Theo đó, 26% ứng dụng bị xóa trên Google Play Store tại Nga không có chính sách bảo mật; 60% ứng dụng bị xóa trên App Store tại Trung Quốc cũng có vấn đề tương tự. Ngoài ra, 66% ứng dụng của Google bị xóa có ít nhất một “quyền truy cập nguy hiểm', 27% trong tổng số các app có quyền truy cập vào tọa độ GPS và 19% các app có thể truy cập vào hệ thống máy ảnh trên smartphone của người dùng.
Tổng cộng, hơn 813.000 ứng dụng với hơn 9 tỷ lượt tải xuống - có hơn 86% trong tổng số các ứng dụng đó đều được tạo ra với mục tiêu nhắm đến lượt tải về và sử dụng của nhóm trẻ em từ 12 tuổi trở xuống - đã bị xóa khỏi Google Play và App Store. Sau khi phân tích hơn 5 triệu ứng dụng dành cho thiết bị di động, báo cáo trên cũng cho thấy, quyền riêng tư và bảo mật của người tiêu dùng, cũng như việc đảm bảo an toàn thương hiệu cho các nhà quảng cáo, đều có khả năng gặp rủi ro liên quan đến bảo mật hoặc các vấn đề tương tự khác. Đáng chú ý, các ứng dụng bị xóa trên các cửa hàng ứng dụng có thể vẫn còn được cài đặt và hoạt động trên thiết bị của người dùng mà họ không hề hay biết.
Ứng dụng có thể bị xóa vì nhiều lý do, từ tương đối bất chính (ví dụ: vi phạm chính sách cửa hàng ứng dụng) đến các nguyên nhân lành tính (ví dụ: nhà phát triển rút tiền). Báo cáo này không khẳng định, cũng không chỉ định chính xác lý do cho bất kỳ hành động xoá ứng dụng nào. Ngoài ra, việc xoá ứng dụng khỏi các app store thường là việc làm không công khai, vậy nên người dùng khó mà biết được ứng dụng bị xoá bởi nhà điều hành các app store hay do chính nhà phát triển ứng dụng.
Theo Venturebeat
applegoogleapp storecông nghệứng dụngcửa hàng ứng dụngplay storech play