Thật ra từ thời cổ đại, màu tím đã được đánh giá rất cao, đây còn được xem là biểu tượng cho sự giàu sang, quyền lực. Ví dụ như, một số vị vua chúa đã bắt đầu sử dụng màu sắc này trong trang phục của mình, thậm chí một số hoàng đế La Mã còn ra lệnh cấm người dân mặc áo quần có màu sắc này, nếu trái lệnh sẽ phải chịu án phạt tử hình. Bên cạnh đó, màu tím còn là màu sắc đặc biệt được tôn kính trong Đế chế Byzantine, những người cai trị sẽ mặc áo choàng màu tím, sử dụng mực tím, và đến cả con cái của họ cũng được mô tả là “Born in the purple' để chỉ sự giàu có, thịnh vượng.
Nguyên nhân cho sự vương giả này đơn giản đến từ quy luật cung - cầu. Trong suốt nhiều thế kỷ, việc buôn bán thứ thuốc nhuộm tím chỉ tập trung chủ yếu tại thành Tyre của người Phoenicia cổ đại, nay thuộc Lebanon. Mà thứ chất để tạo ra màu tím được chiết xuất từ một loài ốc biển có tên là Bolinus brandaris, quan trọng là loài ốc này cực kỳ hiếm và có giá trị tương đương với vàng.
Để có được màu tím, những người thợ phải chiết xuất chất nhầy từ vỏ ốc và phơi nó dưới nắng trong một khoảng thời gian nhất định. Công đoạn này rất khó khăn, tốn kém và đòi hỏi sự tỉ mỉ để không làm hư hỏng các một mẻ. Ước tính cần đến 10.000 vỏ ốc để có thể chiết xuất được 1 gram thuốc nhuộm màu tím. Nhưng kết quả đổi lại là màu tím lên cực kỳ đẹp và bền theo thời gian. Vào những năm 2000, một gram màu tím Tyrian được làm theo cách cổ đại có giá trị lên đến 2.000 Euro.
Với sự khan hiếm và đắt đỏ của mình, 450g loại len màu tím có giá trị còn cao hơn số tiền một người kiếm được trong suốt một năm. Do đó, nghiễm nhiên màu sắc này trở thành đại diện cho sự giàu có, quyền lực mà không phải ai cũng có. Mà đôi khi ngày cả đến giai cấp cầm quyền cũng không thể chi trả cho sự đắt đỏ này.
Màu tím có rất nhiều sắc thái, trong đó nổi tiếng nhất là màu tím Tyrian. Các sắc thái khác nhau cũng đại diện cho địa vị xã hội của người dùng. Chẳng hạn như màu tím đỏ được dùng bởi giới quý tộc, còn màu tím Tyrian chỉ có những hoàng tộc mới đủ khả năng sử dụng. Loại màu Tyrian đắt đến mức mà vào thế kỷ thứ 3, câu chuyện về vị hoàng đế vĩ đại nhất lịch sự La Mã - Aurelianus đã không đồng ý cho vợ mua chiếc khăn choàng lụa yêu thích, có thể là do quá đắt đã khiến nhiều người kinh ngạc.
Dưới thời trị vì của nữ hoàng Elizabeth (1558 - 1603), luật Sumptuary đã quy định nghiêm khắc màu sắc, vải và quần áo mà người dân Anh có thể mặc. Tất nhiên màu tím hoàn toàn bị bị cấm ngoại trừ gia đình hoàng gia. Hiện nữ hoàng Elizabeth II cũng mặc trang phục màu tím trong một số dịp, đôi khi là những sự kiện mang tính quan trọng.
Mãi đến vào năm 1856, khi một sinh viên hoá học 18 tuổi người Anh có tên là William Henry Perkin đã vô tình tìm ra công thức thuốc nhuộm tím trong khi đang cố gắng điều chế thuốc chống sốt rét. Tuy màu tím do ông tạo ra không đẹp như loại màu Tyrian quý hiếm, mà thiên về màu hoa cà nhiều hơn. Nhưng màu sắc này cũng nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là sau khi nữ hoàng Victoria mặc một áo choàng lụa nhuộm màu hoa cà đến buổi Triển lãm Hoàng gia năm 1862.
Sau khi Perkin nhận thấy giá thành của loại màu hoa cà làm thủ công này vẫn rất cao, và chỉ dành cho tầng lớp giàu có, quý tộc, ông đã phát triển một quy trình công nghiệp để nhiều người có thể tiếp cận hơn. Từ đó, màu tím bắt được sản xuất với số lượng lớn và xuất hiện đại trà hơn. Khi này một số quốc gia sau này mới sử dụng màu sắc này cho những lá cờ của mình. Đó cũng là lý do tại sao các lá cờ màu tím đều được thiết kể sau năm 1990.
Theo (1), (2), (3), (4)
lá cỏlịch sửmàu tímquốc giaquốc kỳhoàng giatại sao không có quốc kỳ nào màu tím