Bão tấn công vào Đông Nam Á đang ngày càng mạnh hơn

Trong vòng 40 năm qua, những cơn bão tấn công vào Đông và Đông Nam Á ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn - và có lẽ điều đó sẽ tiếp diễn, nhờ vào sự 'hậu thuẫn' của biến đổi khí hậu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc nước biển gần bờ ngày một trở nên ấm hơn, theo một nghiên cứu mới. Kết quả nghiên cứu vừa được công bố cho thấy biến đổi khí hậu có thể chính là thủ phạm chính, trong việc tạo ra những cơn bão siêu mạnh đánh vào miền đông Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản; đồng thời không ngừng mạnh lên trong tương lai. Nước biển dự kiến sẽ trở nên ấm áp hơn trong những năm tới, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi trong việc 'tiếp sức' cho các cơn bão.


'Nếu bạn làm ấm nước ở ven biển, điều đó nghĩa là bão có thể nhận thêm một chút sức mạnh, ngay trước khi nó đổ bộ vào đất liền. Đó rõ ràng không phải là tin tốt', theo Kerry Emanuel, giáo sư về khí tượng học tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), người đã không tham gia vào nghiên cứu này. Tuy nhiên, ông cũng là người cung cấp một số dữ liệu cho các nhà thực hiện nghiên cứu.


Bão thường được hình thành ngoài đại dương ở các vùng nhiệt đới, với sức gió ít nhất lên đến 119km/h. Khi đi vào đất liền, bão có thể trở thành kẻ giết người hàng loạt, phá hoại mọi thứ trên đường chúng đi qua. Cơn bão gần đây nhất có lẽ là Lionrock đổ bộ vào Nhật Bản tuần trước, gây thiệt hại nhiều đến cơ sở vật chất và giết chết ít nhất 9 người.


Nước biển ấm làm bão ngày càng mạnh hơn do nó được cung cấp nhiều nhiệt hơn, hay nói cách khác, bão sẽ có thêm nhiều năng lượng hơn. Để dễ hình dung, bạn cứ hãy tưởng tưởng lúc vừa bước ra khỏi phòng tắm, bạn cảm thấy lạnh vì nước từ da bốc hơi, đồng thời mang theo một lượng nhiệt. Nhiệt năng rời khỏi cơ thể của bạn nhưng không biến mất mà được bổ sung vào không khí. Điều tương tự cũng xảy ra với những cơn bão. 'Nhiên liệu làm gia tăng sức mạnh của bão là lượng nhiệt lớn từ đại dương, đi vào không khí và gặp gió thổi mạnh trên bề mặt', Emanuel nói.




Tàn tích của một khu vực sau khi bão Haiyan quét qua. (Ảnh: Wikipedia).

Các nhà nghiên cứu đã phân tích lại hai bộ dữ liệu khác nhau nhằm tính toán cường độ của các cơn bão nhiệt đới từ năm 1977 đến nay, bao gồm tài liệu từ Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC), lực lượng liên hợp của Hải quân và Không quân Mỹ; và Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA). Họ phát hiện ra rằng các cơn bão đã từng tấn công vào Đông Á và Đông Nam Á có sức mạnh tăng đến 12-14%. Bên cạnh đó, nhóm các nhà khoa học cũng nhận thấy số lượng bão cấp 4 và 5 (theo thang bão Saffir-Simpson) - thường có tốc độ gió từ 209km/h đến 252km/h hoặc cao hơn - đã tăng lên từ không quá 5 cơn vào cuối năm 1970 cho đến 7 cơn bão/năm như hiện nay.


Các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu xem nhiệt độ nước biển ở phía tây bắc Thái Bình Dương đã thay đổi như thế nào từ giữa năm 1977 đến 2013. Kết quả cho thấy vùng nước ở các đại dương nằm ngoài khơi Đông và Đông Nam Á, nơi bão đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đã trở nên ấm áp hơn rất nhiều. Ngược lại, ở các vùng đại dương xa hơn, nhiệt độ nước không tăng nhiều và do đó, cường độ của các cơn bão không có thay đổi nào đáng kể. Điều đó cho thấy những cơn bão ngày càng mạnh hơn là do các vùng biển ấm, nơi cung cấp năng lượng cho các cơn bão nhiệt đới.


Thay vì tập trung vào xu hướng toàn cầu, trọng tâm của nghiên cứu là tìm hiểu về các cơn bão sẽ đổ bộ vào những khu vực đông dân cư, thường gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Mặc dù vậy, đề tài nghiên cứu này vẫn chưa thể đưa ra lý do chính xác vì sao bão ngày càng mạnh lên, là vì biến đổi khí hậu do con người gây ra, hay đó chỉ là một xu hướng tự nhiên xảy ra trên hành tinh của chúng ta? Với lượng dữ liệu ít ỏi trong vòng 40 năm trở lại đây, có lẽ chúng ta vẫn chưa thể kết luận được điều gì.




Goni và Atsani - 2 cơn bão giống hệt nhau từng tấn công vào Đông Á năm 2015. (Ảnh: pbs​).

Trước năm 1977, JMA đã không cung cấp phép đo gió bão, theo Wei Mei, trợ giảng tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ), và là người dẫn đầu của nghiên cứu. Ông Mei còn cho biết vào những năm 1970, không có nhiều vệ tinh để thực hiện điều này. Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng dữ liệu về bão được cung cấp bởi JTWC và JMA không giống nhau. JMA tính toán gió bão trung bình trong 10 phút, trong khi JTWC chỉ tính nó trong 1 phút. Các nhà nghiên cứu đã phải điều chỉnh dữ liệu của JMA nhằm bù đắp cho sự khác biệt này, và tất nhiên là sẽ dẫn đến sai sót. 'Có một số chỗ không chắc chắn trong kết quả', Christina Patricola, nhà khoa học khí quyển tại Đại học Texas A&M Univeristy, cho biết.


Tuy nhiên, Emanuel - giáo sư khí tượng học tại MIT, cho rằng tác giả nghiên cứu đã làm rất tốt trong việc kiểm tra chéo dữ liệu giữa JTWC và JMA với các nguồn khác, chẳng hạn như sử dụng vệ tinh đo lường và các mô hình của riêng họ. Dù chưa có đáp án chính xác cho câu hỏi vì sao bão ngày càng mạnh lên, nghiên cứu cho thấy nước biển ngoài khơi của khu vực Đông và Đông Nam Á vẫn cứ tiếp tục ấm dần. Đó là điều kiện để tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão, khiến cho sức tàn phá của chúng ngày càng dữ dội hơn trong tương lai. 'Bão có thể gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng trong xã hội loài người', Mei nhận định. 'Một yếu tố quan trọng trong việc xác định thiệt hại là cường độ và kích thước của cơn bão'.


Cập nhật: 10/09/2016
Theo Tinh Tế

TIN LIÊN QUAN

Đồ bơi, lặn chống lạnh lấy cảm hứng từ động vật

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ đang nghiên cứu chế tạo một bộ quần áo mặc dưới nước - lấy cảm hứng từ những loài động vật như hải ly, với thiết kế đặc biệt giúp giữ ấm ở dưới nước và nhanh khô ráo.

Nhân lực KH-CN: Vướng cơ chế khó giữ nhân tài

(TCN) 'Hiện nay, chính sách thu hút nhân lực cao cho ngành KH-CN chưa đủ hấp dẫn để giữ chân người tài. Đây là tình trạng chung trong vấn đề sử dụng nhân lực tại các Viện, trường, cơ quan nghiên cứu trong cả nước'.

Đài Loan ra mắt máy bay không người lái quân sự giữa căng thẳng với Trung Quốc

Đài Loan đã trình diễn công nghệ máy bay không người lái tự phát triển hôm 15 tháng 11, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về việc Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định yêu sách của mình đối với nước cộng hòa đảo tự trị này.

Nhà khoa học trẻ Việt Nam và giấc mơ năng lượng tái tạo cho quê hương

Vũ Thành Long, chàng trai Việt ngoài 30 tuổi đang là nhà khoa học nghiên cứu (research scientist) kiêm giảng viên (lecturer) Học viện Công nghệ Massachussets đang ấp ủ dự án về năng lượng mới cho quê hương.

Tập đoàn Viettel là niềm tự hào của đất nước

Chiều 11/3/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Viettel. Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Nước biển đang dâng cao với tốc độ chưa từng thấy

Mực nước biển hiện nay không chỉ dâng lên. Nó đang tăng tốc nữa.

Vingroup xây nhà máy pin hơn 8.800 tỷ đồng ở Vũng Áng

Trong quý 4/2021, tập đoàn Vingroup khởi công xây dựng nhà máy sản xuất Cell Pin VinES tại khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh) với tổng mức đầu tư 8.814 tỷ đồng.

Hãng gia công chip lớn nhất thế giới hợp tác với Sony xây nhà máy 7 tỷ USD ở Nhật

2 tập đoàn TSMC và Sony sẽ xây dựng nhà máy bán dẫn ở miền Tây Nhật Bản, đánh dấu thoả thuận lớn đầu tiên giữa 2 bên.

THỦ THUẬT HAY

4 extension Chrome cho các 'tín đồ' Facebook

4 phần mở rộng (extension) giúp người dùng Chrome trải nghiệm Facebook tiện lợi, nhanh chóng tải cả album ảnh Facebook, nhận thông báo dạng âm thanh về một số bạn bè…

Ứng dụng Youtube Go: giúp tiết kiệm dữ liệu và chạy tốt trên android thấp

Sau một thời gian thử nghiệm, người dùng ở khu vực Đông Nam Á và Châu Phi đã có thể tải về ứng dụng YouTube Go từ CH Play hoặc App Store.

Cách thêm sự kiện giúp theo dõi lịch thi đấu World Cup 2018 dễ dàng hơn

Truy cập trang tìm kiếm của Google và nhập từ khóa 'World Cup 2018', sau đó trên giao diện hiển thị kết quả sẽ xuất hiện lịch thi đấu Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup 2018) với đầy đủ thông tin mà bạn muốn theo

Hưỡng dẫn bật tắt Micro(Mic) trên Windows 10

Bản nâng cấp miễn phí Windows 10 có sẵn cho mọi người, nhưng lại tắt micro trong PC. Với những người dùng muốn khắc phục sự cố, hãy xem xét các giải pháp sau.

Hướng dẫn sử dụng cơ bản vivo V23e

Bài hướng dẫn sử dụng dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng làm chủ và trải nghiệm tốt hơn với chiếc vivo V23e của mình, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc sử dụng điện thoại từ những bước cơ bản nhất.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Acer Nitro 5: Phiên bản nâng cấp hơn về thiết kế và cấu hình

Cảm nhận của mình là lớp vỏ nhựa giả vân carbon này ít bám vân tay và cho cảm giác hoàn toàn khác khi sử dụng, phải nói là thú vị mới đúng. Một số người khi nhìn thấy nghĩ là mình dán carbon, một số người thì nghĩ sao

Dàn "xế khủng" trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ sẽ bị tịch thu và bán đấu giá

Hiện tại, Công an quận Nam Từ Liêm đang tạm giữ 13 xe ô tô nằm trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng, tất cả đều là xe tiền tỷ đắt đỏ, thậm chí có chiếc trị giá tới 12 tỷ đồng.

Đánh giá nhanh Xiaomi Redmi 5A: thiết kế trẻ trung, hiệu năng khá, trải nghiệm tốt trong tầm giá bán

Redmi 5A có thiết kế trẻ trung, cấu hình tầm trung, thời lượng pin dài, bộ đôi camera đều chụp ảnh khá ổn nhưng giá bán chỉ khoảng 2.4 triệu đồng. Khi kết hợp yếu tố phiên bản màu hồng nhìn đẹp, Redmi 5A nhìn quyến rũ,