Chào Abeto. Tôi thường nghe nói máy giặt có mâm giặt, khay đựng nước giặt, lồng giặt, nhưng lại không nghe nhiều đến túi lọc xơ vải. Vậy nó là gì, có tác dụng thế nào?
Chào bạn. Túi lọc xơ vải máy giặt hay còn gọi là túi lọc rác máy giặt chính là bộ phận giúp lọc ra các sợi vải dư thừa, sợi tóc bám trên quần áo trong quá trình giặt giũ.
Túi lọc xơ vải giúp lồng giặt giảm thiểu nguy cơ bị hư hại bởi xơ vải từ quần áo
Nghĩa là khi máy giặt hoạt động, lồng giặt sẽ vận chuyển đảo lưu để đánh bật các vết bẩn, các sợi vải thừa, sợi tóc… bám trên quần áo ra ngoài. Lúc đó, những tác nhân này sẽ lọt qua các khe lồng giặt, bám vào bên trong bộ phận máy, lâu ngày khiến máy giặt không thể hoạt động ổn định, thậm chí hư hỏng.
Đó là lý do túi lọc xơ vải ra đời, giúp ngăn chặn tình trạng này.
Túi lọc xơ vải thường được làm từ chất liệu gì và tôi nên để chúng ở đâu trong máy giặt mới hợp lý?
Mỗi nhà sản xuất sẽ cho ra đời túi lọc xơ vải có chất liệu khác nhau, ví dụ:
- Máy giặt Sanyo thường sở hữu túi lọc xơ vải làm từ sợi nilon có khả năng chịu nhiệt và chịu lực cao, rất bền.
- Máy giặt Toshiba thường sở hữu túi lọc xơ vải làm từ miếng tấm inox khá bền, nhưng lại dễ bung ra vì inox kém dẻo.
- Máy giặt Sharp thường sở hữu túi lọc xơ vải làm từ tấm nhựa, bền và có giá rẻ.
- Máy giặt Panasonic thường sở hữu túi lọc xơ vải với sự gia cố kĩ thuật tốt, có nhiều hơn 2 lớp vải, bền nhưng chi phí hơi cao.
- Máy giặt LG thường sở hữu túi lọc xơ vải làm từ vải cotton thường, dễ tháo lắp vào máy và có giá rẻ.
Hoặc có thể chia ra 2 loại dành cho máy giặt cửa trên và cửa trước như sau:
- Máy giặt cửa trên: Túi lọc thường được làm từ vải cotton (2 hay nhiều lớp tùy hãng) hoặc miếng tấm sắt không rỉ.
- Máy giặt cửa trước: Túi lọc thường là chiếc máng nhựa – cũng có chức năng tương tự như túi lọc.
Vị trí của túi lọc xơ vải chính là nằm phía bên trong lồng giặt, khi mua thiết bị, bạn sẽ được nhân viên tư vấn về vấn đề này.
Túi lọc xơ vải rất đa dạng về chất liệu lẫn kích thước
Làm sao để sử dụng túi lọc xơ vải máy giặt đúng cách?
Sử dụng túi lọc đúng cách sẽ giúp túi lọc phát huy đúng hiệu quả vốn có của nó. Vì thế, bên cạnh việc đặt đúng vị trí, bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề chọn lựa và thay thế túi lọc.
À, ra là túi lọc cũng có tuổi thọ như các thiết bị khác. Như thế thì bao lâu mới cần thay túi lọc và cách thực hiện như thế nào nhỉ Abeto?
Nếu mật độ giặt đồ của bạn khá dày đặc, hãy duy trì thói quen kiểm tra túi lọc mỗi tháng để thay thế kịp thời khi túi lọc ngả sang màu đen hoặc bị rách.
Kiểm tra và thay mới túi lọc định kì là điều cần thiết
Ngoài ra, khi sử dụng máy giặt, nếu phát hiện tiếng động lạ thì nguyên nhân có thể xuất phát từ túi lọc đã quá cũ, không còn khả năng lọc được cặn bã, sợi vải, sợi tóc,… Hãy nhanh chóng kiểm tra và thay mới bằng những bước sau:
- Bước 1: Xác định vị trí của túi lọc và tiến hành tháo, gỡ túi lọc cũ ra với thao tác đơn giản: lẫy hay khéo léo nhấn với chốt để lấy bộ/lưới lọc ra khá dễ dàng.
- Bước 2: Lắp túi lọc xơ vải mới vào vị trí vừa tháo.
- Bước 3: Kiểm tra túi lọc xơ vải đã lắp đúng vị trí chưa là xong.
Một lưu ý nữa đó là đối với một thiết bị điện lạnh thông minh nhưng “nhạy cảm” như máy giặt, bất kì thiết bị hỗ trợ kèm theo đều phải là sản phẩm chất lượng và tương thích. Do đó, túi lọc xơ vải mới phải chọn đúng hãng với máy giặt để yên tâm hơn về chất lượng và độ khớp của túi lọc mới khi lắp vào.
Đừng chọn lựa những loại túi lọc không rõ nguồn gốc để tránh ảnh hưởng đến máy giặt nhé!
Hy vọng bài viết này đã giúp cho bạn có những cách sử dụng máy giặt và túi lọc xơ vải tốt hơn. Nếu còn thắc mắc về các thiết bị điện lạnh trong gia đình, đừng ngần ngại gửi câu hỏi cho Abeto nhé!