Những cách chữa bệnh thời Trung Cổ vẫn lưu hành tới nay

Một số cách chữa bệnh từ thời Trung Cổ như dùng nọc ong, đục hộp sọ hay cấy phân vẫn được sử dụng đến ngày nay, dù y học hiện đại đã rất phát triển.


Liệu pháp nọc ong


Theo Live Science, phương pháp chữa bệnh bằng cách cho ong đốt hoặc tiêm nọc ong vào cơ thể đã được sử dụng từ thời Hy Lạp cổ đại. Hippocrates (460-370 TCN), ông tổ của nền y học hiện đại, tin rằng nọc ong có tác dụng chữa trị các bệnh liên quan tới khớp, theo Hiệp hội Apitherapy Mỹ (Apitherapy là các phương pháp y tế sử dụng các sản phẩm của ong mật, bao gồm cả nọc ong, mật ong hay phấn hoa).




Nọc ong được sử dụng để chữa viêm khớp. (Ảnh: L. Brian Stauffer).

Nguyên nhân là do nọc ong có chứa melittin, một hóa chất được cho là có đặc tính chống viêm, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecules ngày 11/5.


Mặc dù nọc ong có thể giảm đau khớp, ngăn ngừa tái phát và chống mệt mỏi, khó vận động ở những người bị bệnh đa xơ cứng, hiện vẫn thiếu các bằng chứng khoa học về tính hiệu quả của nó với hai chứng bệnh này và Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vẫn chưa chấp thuận cách điều trị này.


Một nghiên cứu tại Hàn Quốc năm 2015 đăng trên tạp chí PLOS ONE kết luận rằng con người thường sẽ gặp phải những phản ứng bất lợi khi sử dụng nọc ong, từ mức độ nhẹ như phản ứng trên da và đau ở vùng bị đốt, tới sốc phản vệ đe dọa tính mạng những người dị ứng nọc ong.


Liệu pháp này vẫn đang được sử dụng tại châu Á, Đông Âu và Nam Mỹ, như một phương pháp y học thay thế.


Sử dụng giòi làm lành vết thương




Giòi có thể giúp vết thương mau lành. (Ảnh: Valeriiaarnaud).

Đây là phương pháp được sử dụng từ cách đây hàng trăm năm, theo Ronald Sherman, bác sĩ nội khoa kiêm giám đốc Quỹ nghiên cứu, giáo dục và chữa bệnh, một tổ chức phi lợi nhuận tại California, Mỹ. Ông là chuyên gia về sử dụng động vật sống để chẩn đoán và chữa bệnh.


Việc điều trị bao gồm đặt trực tiếp ấu trùng ruồi lên vết thương. Các bác sĩ phẫu thuật quân y là những người đầu tiên quan sát thấy khi để ruồi đẻ trứng vào, vết thương của những người lính sẽ lành nhanh hơn. Vào năm 1928, bác sĩ Johns Hopkins đã tìm ra cách nuôi những con giòi y tế – không có mầm bệnh để sử dụng trong điều trị. Những con giòi sẽ được đặt lên vết thương, băng lại trong hai ngày. Chúng sẽ tiết ra các enzyme tiêu hóa các mô chết và nhiễm trùng của vết thương, một quá trình được gọi là mở ổ, theo Sherman.


'Giòi rất giỏi trong việc loại bỏ thịt bị thối rữa', Sherman nói.


Năm 2004, FDA đã chính thức cho phép được bán giòi để chữa trị các vết thương lâu lành, như loét chân do tiểu đường và loét da do nằm lâu trên giường. Chúng cũng được sử dụng cho các vết loét chân mãn tính, vết thương sau phẫu thuật và bỏng cấp tính.


Trích máu chữa bệnh thừa sắt




Trích máu là phương pháp được sử dụng từ thế kỷ 18. (Ảnh: Shutterstock).

Thừa sắt trong cơ thể là một rối loạn di truyền gây ra bởi sự quá tải sắt trong cơ thể, thường phải chữa bằng cách trích máu.


Quá nhiều sắt tích tụ trong cơ thể bệnh nhân có thể gây độc cho gan, tim, tụy và khớp. Các bác sĩ sẽ phải sử dụng kim để trích ra khoảng nửa lít máu từ cơ thể bệnh nhân, một đến hai lần mỗi tuần trong vài tháng hoặc lâu hơn, để đưa mức ferritin (một protein chứa sắt) về mức bình thường.


Ở thế kỷ 18, rút máu được thực hiện để khôi phục lại sự cân bằng trong cơ thể và được cho là giúp chữa khỏi nhiều bệnh. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của phương pháp này là cảm giác mệt mỏi và thiếu máu nếu bị trích máu quá liều và vết trích có thể nhiễm trùng.


Dao phẫu thuật làm từ đá vỏ chai (Obsidian)




Đá vỏ chai hay thủy tinh núi lửa. (Ảnh: Vvoe).

Trong thời kỳ Đồ Đá, dao phẫu thuật với lưỡi làm từ đá vỏ chai, hay thủy tinh núi lửa được sử dụng để khoan một lỗ trên hộp sọ. Đây là những dụng cụ y tế cực kỳ sắc bén, vẫn được sử dụng tới tận ngày nay trong một số trường hợp. Tuy nhiên, giá thành của nó cao hơn rất nhiều loại lưỡi dao thép không gỉ nên không được sản xuất đại trà.


Lưỡi dao Obisidian được cho là sắc hơn lưỡi thép không gỉ ít nhất 100 lần, và có một số bằng chứng cho thấy vết cắt của lưỡi dao này lành nhanh hơn, để lại ít sẹo hơn, nhưng nó cũng rất mỏng và dễ gãy. Các bác sĩ phẫu thuật sử dụng dao này phải dùng lực nhỏ hơn rất nhiều so với lưỡi dao thép, nếu không sẽ làm gãy nó và để lại các mảnh vụn trong vết thương.


Lưỡi dao Obsidian không được FDA chấp thuận cho sử dụng tại Mỹ, mặc dù một số ít bác sĩ phẫu thuật ở các nước khác vẫn dùng chúng, thường cho các thủ thuật rất tinh tế khi phẫu thuật thẩm mỹ ở các vùng nhạy cảm.


Khoan xương



Những cách chữa bệnh thời Trung Cổ vẫn lưu hành tới nay

Tranh minh họa đục xương sọ. (Ảnh: Everett Historical).

Khoan xương là thủ thuật phẫu thuật lâu đời nhất, có từ thời kỳ Đồ Đá, liên quan tới việc đục một lỗ nhỏ ở hộp sọ bệnh nhân.


Đây là cách làm ở các nền văn minh cổ xưa, để giải thoát một con người khỏi các linh hồn ma quỷ, được cho là nguyên nhân gây ra bệnh tật, hoặc để chữa các bệnh như nhức đầu nặng, động kinh, co giật, chấn thương đầu và nhiễm trùng.


Ngày nay, một phiên bản khác của thủ thuật này đang được sử dụng bởi các bác sĩ phẫu thuật thần kinh. Họ dùng các kỹ thuật và các công cụ khác nhau để khoan một lỗ nhỏ trên hộp sọ (nhưng không chạm vào não) khi có xuất huyết nội do chấn thương, chẳng hạn như do tai nạn xe hơi. Kỹ thuật này cũng được sử dụng cho một khối máu tụ dưới màng cứng, xuất huyết giữa vỏ não và não, thường có thể xảy ra sau khi một người lớn tuổi bị chấn thương đầu nhẹ, hoặc bị đột quỵ.


Tác dụng của nó là giúp giảm bớt áp lực nội sọ, ngăn chặn sự gia tăng áp suất quá lớn bên trong hộp sọ. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn các rủi ro như chấn thương não, chảy máu và nhiễm trùng.


Cấy phân người khỏe mạnh sang người bệnh




Cấy phân giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột. (Ảnh: Phugunfire).

Vào thế kỷ thứ 4, các bác sĩ Trung Quốc là những người đầu tiên có ý tưởng đưa phân người khỏe mạnh sấy khô qua đường miệng để điều trị cho người bị tiêu chảy nặng hoặc ngộ độc thực phẩm. Theo nhiều tài liệu, đây có thể là những nỗ lực cổ đại của phương pháp chữa bệnh ngày nay được gọi là 'cấy ghép vi sinh vật trong phân (FMT)'.


Đến thế kỷ 16, một bác sĩ Trung Quốc khác sử dụng 'súp vàng' – một dung dịch chứa phân khô hoặc lên men của một người khỏe mạnh trong điều trị tiêu chảy nặng, nôn, sốt và táo bón.


Ngày nay, phân ghép hay FMT cũng vẫn liên quan đến việc chuyển phân từ người khỏe mạnh sang người bệnh, nhưng phân sẽ được đưa vào bằng quá trình thụt, hoặc qua một ống thông vào dạ dày hay ruột non. Phương pháp này sẽ khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn đường ruột tốt hơn cho người bệnh.


Ghép phân được chỉ định trong các trường hợp bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile tái phát, một căn bệnh có thể đe dọa tới tính mạng. Người bệnh được điều trị bằng FMT sẽ đỡ hơn sau vài ngày, dù vi khuẩn đường ruột của họ có thể phải trải qua một sự thay đổi đáng kể trong ít nhất ba tháng sau đó, theo một nghiên cứu được trình bày vào tháng 5/2016 tại Tuần lễ bệnh tiêu hóa, một hội thảo nghiên cứu hệ đường ruột tổ chức ở San Diego, Mỹ.


Cập nhật: 24/08/2016
Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN

Công nghệ chữa trị hiện tượng "đau chi ma"

Nhờ công nghệ máy tính tương tác với não, các bệnh nhân khuyết tật sẽ không còn phải chịu đựng cơn đau ở phần chi bị liệt hoặc đã mất.

Người phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Ấn Độ

Cách đây 30 năm, Ấn Độ lần đầu tiên phát hiện virus HIV tại nước này sau khi xét nghiệm mẫu máu của 6 gái mại dâm.

Kính phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Các nhà khoa học mới phát minh ra một loại kính phóng đại có khả năng phát hiện ung thư cổ tử cung từ rất sớm.

Đường truyền dữ liệu tức thời không thể bị hack

Hai thí nghiệm truyền thông tin tức thời ở cấp độ lượng tử đã được thực hiện thành công tại Canada và Trung Quốc.

Những ứng dụng trên Google Play bạn không nên cài đặt

Nhà nghiên cứu Chris Dehghanpoor của Lookout tiết lộ, ứng dụng trên đã vô tình khoe khoang lượng tải về xếp hạng cao của người dùng và bị phát hiện. Nhưng có lẽ sự khoe khoang này chẳng hề chính đáng bởi đều dựa vào

Bản đồ các thiết bị kết nối Internet trên Trái Đất

Bằng phương pháp gửi tín hiệu và chờ phản hồi, một nhà khoa học máy tính người Mỹ đã xây dựng thành công bản đồ tất cả các thiết bị kết nối Internet toàn cầu.

Phát minh thành công máy tạo nước từ không khí

Một công ty Israel có tên Water-Gen vừa trình làng cỗ máy có thể tạo ra nước từ không khí.

Dùng kim cương làm "thẻ nhớ vĩnh cửu"

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra cách lưu trữ vĩnh cửu lượng thông tin tương đương hàng trăm đĩa DVD trong một viên kim cương nhỏ cỡ hạt gạo và mỏng hơn tờ giấy.

THỦ THUẬT HAY

Kích hoạt tính năng Gmail offline để sử dụng khi mất kết nối internet

Để sử dụng tính năng này trước tiên bạn phải đảm bảo đang sử dụng bản Gmail mới nhất, nếu vẫn sử dụng giao diện cũ bạn chỉ cần chọn biểu tượng bánh răng góc bên phải trong Gmail và chọn Thử Gmail mới.

Cách xóa chi tiết thừa trong ảnh cực dễ ngay trên smartphone

Bạn đang có một bức ảnh chụp bằng smartphone cực kì đẹp nhưng chưa hoàn hảo chỉ vì một vài chi tiết thừa vô tình vướng vào khung hình. Thay vì phải nhờ ai đó chỉnh sửa dùm, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách

Cách đăng ký tài khoản PC Covid cực nhanh chóng ai cũng làm được

PC Covid sẽ là ứng dụng chính thức tích hợp và thay thế các ứng dụng phòng chống Covid khác. Sau đây là cách đăng ký tài khoản PC Covid trên điện thoại của bạn...

Những website hữu ích bạn chắc chắn sẽ tiếc vì không biết sớm hơn

Mỗi khi cần tải video từ trên YouTube, Facebook hay Vimeo, bạn sẽ thường phải cài các extension phức tạp, tìm các trang web hỗ trợ,… hay làm những điều phức tạp tương tự. Tuy nhiên, từ ngay lúc này bạn chỉ cần dùng đến

Xuất dữ liệu danh bạ từ iPhone ra file Excel đơn giản với Contacts 2 XLS

Quá trình xuất dữ liệu danh bạ từ iPhone ra file Excel cũng khá là đơn giản và hoàn toàn miễn phí với ứng dụng Contacts 2 XLS trên App Store. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước thực hiện.

ĐÁNH GIÁ NHANH

HP Spectre x360 15 2018: Thiết kế thanh lịch, CPU tốc độ cao và bàn phím thoải mái

Trong vài năm trở lại đây, dòng Spectre x360 của HP không có nhiều thay đổi về ngoại hình khi nó đã khoác lên mình ngôn ngữ thiết kế vô cùng sang trọng và cao cấp. Chính vì vậy mẫu HP Spectre x360 15 2018 vẫn sử dụng

Hiệu năng và thời lượng pin Xiaomi Mi A2: Vượt trội so với các đối thủ trong phân khúc

Xiaomi Mi A2 chính là chiếc điện thoại có hiệu năng mạnh nhất trong tầm giá 6 triệu đồng hiện nay khi được trang bị bộ vi xử lý Snapdragon 660, con chip mang sức mạnh tương đương những smartphone cao cấp. Tuy nhiên để

Đánh giá Google Pixel 6 Pro: Liệu có dẫn đầu thế giới Android?

Được trang bị nhiều tính năng hiện đại cùng cấu hình mạnh mẽ, Google Pixel 6 Pro hứa hẹn mang đến trải nhiệm tốt nhất cho người dùng hiện tại.