Được tìm thấy trong Cổ thư Dresden, văn tự cổ xưa nhất Châu Mỹ, Bảng Sao Kim đã cho chúng ta thấy người Maya đã tiến bộ tới mức nào.
Những nghiên cứu mới về Cổ thư Dresden, một bộ tài liệu của người Maya xưa, quyền sách lâu nhất trong lịch sử Châu Mỹ cho tới hiện tại, chỉ ra rằng người Maya xưa đã có một phát hiện thiên văn học lớn từ thời điểm 1.000 năm trước.
Các thông tin thiên văn được ghi trên Bảng Sao Kim của Cổ thư Dresden không chỉ là thần số học như người ta tưởng trước đây, mà nó là một bảng ghi chép quỹ đạo của của sao, một khám phá lớn của người Maya thời bấy giờ.
'Điều thú vị ở đây là chúng ta đang thực sự nghiên cứu một công trình khoa học của một nhà thiên văn học cổ đại', theo lời nhà nhân loại học Gerardo Aldana từ Đại học California.
Những gì mà Bảng Sao Kim ghi lại cho thấy rằng những phép tính toán cổ xưa ghi lại chuyển động của Sao Kim có thể cho thấy rằng các nhà khoa học cổ đại này đã theo dõi chuyển động trên bầu trời khi đứng tại thành phố cổ Chichén Itzá, vào khoảng những năm 800 tới 1.000 sau Công nguyên.
Một phần Bảng Sao Kim, nằm trong Cổ thư Dresden.
Những tính toán này vẫn được các học giả cho là những phép tính kì lạ, nhưng thực ra nó là những phép tính toán chu trình chuyển động của Sao Kim trong vòng 583,92 ngày, cũng được tính theo cách mà lịch ngày nay của chúng ta kèm cả năm nhuận.
Theo như những phân tích của ông Aldana về Bảng Sao Kim cho thấy rằng từ khóa trong Bảng là 'k'la', có một ý nghĩa khác hơn với những gì mà các nhà nghiên cứu vẫn nhận định. Theo ông, từ này nên dịch là 'tới gần', nó sẽ đem lại cho toàn bộ văn bản một ý nghĩa thiên văn học rõ ràng hơn.
Từ những bản dịch theo nghĩa mới, ông Aldana cho rằng đây là việc người Maya đã ghi lại những sự kiện lịch sử cũng như các sự kiện thiên văn, để lưu lại và sử dụng trong tương lai. Điều này giống hệt với những gì người Hy Lạp và người Ai Cập cổ đại đã làm.
'Họ giữ lại những tài liệu này trong một khoảng thời gian dài và rồi phát hiện ra những điểm lặp lại, thành một khuôn mẫu trong những số liệu ghi chép ấy. Lịch sử của toàn bộ nền thiên văn học phương Tây cũng dựa trên những cách thức như vậy', ông bổ sung.
'Đài thiên văn' tại Chichen Itza, rất có thể từ đây các nhà thiên văn cổ đại đã theo dõi chuyển động của các ngôi sao.
Để thử những giả thuyết này, ông Aldana đã xem xét một khu khảo cổ Maya khác là Copán tại Honduras. Những ghi chép về Sao Kim tại đây hoàn toàn trùng khớp với Bảng Sao Kim trong Cổ thư Dresden. Điều này đã đưa ra thêm bằng chứng về việc người Maya xưa đã theo dõi chuyển động hành tinh và coi chúng như những bằng chứng lịch sử và khoa học để lại để nghiên cứu sau này.
'Họ đã theo dõi Sao Kim không chỉ để ghi lại những chuyển động của nó, mà còn sử dụng cho những nghi thức đặc biệt', ông Aldana nói. 'Có vẻ rằng người Maya có những dịp tụ họp toàn thành phố lại, thực hiện nghi lễ dựa theo vị trí của Sao Kim'.
Nếu như thông tin mới về Bảng Sao Kim này là hoàn toàn chính xác, thì ta sẽ có thể chứng minh được rằng những tính toán của người Maya không chỉ là những phép tính thông thường, nó là một thành tựu khoa học lớn dựa trên những gì họ quan sát được trên vũ trụ.
Chúng ta có thể đã hiểu sai về người Maya, bởi lẽ với những gì tìm được, ta chỉ tiến hành ghép chúng lại và việc đó thì không thể giúp ta có một cái nhìn tổng quan về ý nghĩa các văn tự cổ cũng như những phát hiện khoa học mà người Maya đã tiến hành được từ hơn 1.000 năm trước.
Cập nhật: 17/08/2016
Theo Trí Thức Trẻ