Xuedong Huang, chuyên gia công nghệ Microsoft về ngôn ngữ tự nhiên và dịch thuật tự động (Ảnh: Scott Eklund/Red Box Pictures)
Chặng đường đi đến ngày nay của AI là một chặng đường dài – gần bảy thập kỷ phát triển. Tuy nhiên, trong những năm qua, sự hội tụ của dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây, cùng với những đột phá trong thuật toán phần mềm và máy học đã tạo nên những viễn cảnh mới thú vị về khả năng triển khai AI.
AI ngày nay là trung tâm của chuyển đổi số trong các tổ chức và thậm chí quốc gia. Đến năm 2019, IDC dự đoán 40% những ý tưởng chuyển đổi số sẽ được hỗ trợ bởi AI và khả năng nhận thức, nhằm đưa ra phân tích quan trọng kịp thời cho những mô hình vận hành và tiền tệ hóa trong khu vực.
Với sự tưởng tượng và kho dữ liệu phong phú, AI có thể tạo nên lợi ích khổng lồ. Microsoft và đối tác đã có một dự án ứng dụng AI để giúp khách du lịch tại Nhật Bản xác định phương hướng một cách tiện lợi hơn. Có khoảng hơn 28 triệu khách du lịch đến Nhật Bản mỗi năm và với Thế vận hội Tokyo sắp tới vào năm 2020, con số này sẽ còn lớn hơn. Một sự thật đó là, việc khách du lịch có thể tìm đường ở Nhật Bản là khá nản – đây là lúc AI có thể hỗ trợ.
Miko là một chatbot trên nền tảng AI và là ngôi sao ứng dụng du lịch di động mới Japan Trip Navigator. Được tạo ra bởi Microsoft cùng với đại lý du lịch JTB Corp và hãng định vị NAVITIME Co, Miko cung cấp cho khách du lịch ở Nhật Bản thông tin thời gian thực từ những nguồn đáng tin cậy cũng như thông tin từ những người dùng ứng dụng khác. Miko còn có thể giúp đặt khách sạn và nhiều thứ khác trên ứng dụng.
Hơn thế nữa, một trong những chức năng thú vị và nâng cao hơn của Miko là nó sở hữu những tính năng nhận diện hình ảnh sử dụng trên nền tảng Cognitive Services AI của Microsoft, cho phép Miko cung cấp thông tin cho người dùng thông qua những bức ảnh họ đã chụp.
Châu Á sẽ là chủ lực phát triển AI toàn cầu
Có ba lý do để khu vực Châu Á nắm vai trò chủ chốt trong việc phát triển AI một cách quy mô:
AI cần dữ liệu: AI phụ thuộc vào dữ liệu để hoạt động; có càng nhiều dữ liệu đưa vào hệ thống AI càng tốt. Châu Á không chỉ là khu vực có dân số lớn nhất thế giới, mà còn tiếp tục là khu vực gắn liền với kỹ thuật số nhiều hơn các khu vực khác toàn cầu, và do đó có thể cung cấp số lượng lớn dữ liệu mà hệ thống AI cần để phát triển. Tại Microsoft, đây là điểm mạnh đặc biệt – chúng tôi đã phát triển biểu đồ thông tin công việc của chúng tôi đối với Windows, Office, LinkedIn, Bing, Cortana và hơn nữa, giúp chúng tôi phát triển các công cụ AI đáp ứng nhu cầu của con người. Theo lẽ thường, việc tiến đến AI sẽ phát sinh ra một số bàn cãi xung quanh vấn đề đạo đức, ví dụ quyền truy cập và sử dụng dữ liệu phù hợp. Tại Microsoft, chúng tôi đã xác định sáu yếu tố đạo đức – công bằng, đáng tin cậy và an toàn, bảo mật và riêng tư, sự bao gồm, minh bạch và trách nhiệm – để dẫn dắt sự phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo trong kỷ luật.
AI cần tài năng: Trong khi chúng ta nhìn thấy trước sự ứng dụng AI rộng rãi trong năm nay, để phát triển những chương trình AI mạnh mẽ và phức tạp vẫn còn là một chặng đường dài. Để làm việc này yêu cầu nguồn nhân lực lớn mạnh về hiểu biết sâu về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) mà các công ty công nghệ và cơ quan nghiên cứu có thể tận dụng để nâng cao năng lực AI. Và những tài năng này có khả năng cao là bắt nguồn từ Châu Á. Ví dụ, theo UBS, đến năm 2025, nguồn nhân lực AI của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vượt số lượng ở Mỹ.
Tại Microsoft, chúng tôi đã nhận thấy tiềm năng tiếp cận nhân tài kỹ thuật chủ lực ở Châu Á cách đây 20 năm khi chúng tôi thành lập trung tâm Nghiên cứu Microsoft Châu Á ở Bắc Kinh năm 1998. Trung tâm này đã phát triển thành cơ sở Nghiên cứu và Phát triển lớn nhất của chúng tôi ngoài Mỹ, với hàng trăm nhà nghiên cứu, phát triển phần mềm và nhà khoa học làm việc cùng nhau cho những thách thức công nghệ lâu dài. Chúng tôi có một phòng nghiên cứu tương tự - trung tâm Nghiên cứu Microsoft Ấn Độ - ở Bangalore và hai cơ sở quy mô toàn cầu này thường đạt được những bước tiến dẫn đầu ngành trong thế giới của AI. Ví dụ, trung tâm Nghiên cứu Microsoft Châu Á mới đây là một trong những đội ngũ phát triển hệ thống dịch tự động đầu tiên có thể dịch báo từ tiếng Trung sang Anh với chất lượng và độ chính xác như con người.
AI cần được tiếp nhận: Như đã khẳng định, càng nhiều dữ liệu được đưa vào hệ thống AI càng tốt. Một trong những khía cạnh đặc biệt của Châu Á là khu vực này sở hữu nhiều nhất số lượng dân số trẻ, được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số. Liên Hiệp Quốc đã đánh giá 60% dân số trẻ trên thế giới là ở Châu Á Thái Bình Dương. Những “công dân số” này dễ tiếp nhận công nghệ kỹ thuật số để nâng cao cuộc sống của họ hơn. Không chỉ thế, nhiều quốc gia Châu Á tiếp nhận công nghệ kế thừa muộn, việc này tạo điều kiện cho họ vượt qua các quốc gia vẫn đang phụ thuộc vào cơ sở vật chất cũ, để nắm lấy những cách sống và làm việc mới.
Đầu tư cho AI ở Châu Á của Microsoft
Chúng tôi hào hứng về tương lai của AI ở khu vực này và đã ưu tiên bốn lĩnh vực chủ yếu để đảm bảo chúng tôi có thể cùng khách hàng và đối tác khai thác AI một cách tối ưu nhất ở hiện tại và trong tương lai.
Phát triển năng lực AI: Sự phát triển của AI sẽ không diễn ra nếu không có những nhân tài STEM trên thế giới dẫn dắt việc nghiên cứu và phát triển, sáng tạo và ứng dụng. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các chính phủ, cơ quan và tổ chức trong ngành để phát triển năng lực AI trong khu vực. Một ví dụ hay cho việc này là việc chúng tôi đầu tư 33 triệu USD gần đây cho Chính phủ Đài Loan để xây dựng phòng Nghiên cứu và Phát triển AI ở Đài Loan nhằm chuyển đổi lĩnh vực công nghệ và công nghiệp tại đảo quốc này.
Phát triển hệ sinh thái đối tác: Chúng tôi tập trung chuyển đổi hệ sinh thái đối tác công nghệ thông tin trên khắp Châu Á để đưa năng lực AI vào các thị trường, với sự tập trung hơn vào chính phủ, giáo dục, sức khỏe, sản xuất, các dịch vụ tài chính và bán lẻ. Để làm được điều này, như đã công bố gần đây, chúng tôi cam kết đầu tư 500 triệu USD trong hai năm tới để hỗ trợ hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp khởi nghiệp, cho phép họ tiếp cận công nghệ của chúng tôi và những tổ chức cộng đồng quảng bá sự phối hợp giữa các hệ sinh thái toàn cầu và địa phương.
Tạo nền tảng AI: Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao nền tảng đám mây siêu quy mô – Microsoft Azure – và khả năng tạo năng lực AI mạnh mẽ và an toàn trong khu vực. Ngày nay, Azure đã phục vụ khách hàng ở 140 quốc gia trên thế giới qua 50 trung tâm Azure toàn cầu – trong đó có 15 trung tâm ở Châu Á, lớn hơn bất kỳ nhà cung cấp đám mây nào. Điều này mang lại cho khách hàng và đối tác của chúng tôi quy mô cần thiết để thực hiện những chương trình AI quy mô một cách an toàn trên toàn thế giới.
Nâng cao kỹ năng cho nguồn lực ở Châu Á: Chúng tôi cam kết làm việc với các tổ chức cá nhân và cộng đồng để tái đào tạo kỹ năng cho nhân viên hiện tại để sẵn sàng phát triển trong một thế giới số được định hướng bởi AI. Gần đây, Microsoft đã ra mắt Chương trình kỹ năng quốc gia ở Nam Úc, hợp tác với Phòng Phát triển Quốc gia và thành phố Salisbury để cung cấp kỹ năng số cho các công nhân chuỗi cung ứng ô tô đã bị sa thải sau khi đóng nhà máy sản xuất Holden ở Elizabeth cuối năm 2017.
Minh Thiện - Nguồn: Microsoft
(Theo : InfoK)