Có quan hệ rất gần gũi với san hô, hải quỳ là sinh vật biển không xương sống sống cộng sinh với tảo, cung cấp thức ăn, oxy và màu sắc cho chúng. Cá hề trong khi đó sử dụng cấu trúc của hải quỳ như một nơi trú ẩn để đẻ trứng và nuôi con, đổi lại, chúng sẽ luôn giữ cho hải quỳ sạch sẽ.
Trong quá trình nghiên cứu loài cá này, một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi 13 cặp cá hề sống trong các rạn san hô ở đảo Moorea thuộc Nam Thái Bình Dương. Việc theo dõi được thực hiện trước, trong và sau khi sự kiện thời tiết El Niño diễn ra vào năm 2016, khiến cho một lượng lớn san hô ở Thái Bình Dương bị tẩy trắng.
Ảnh: Movies.disney.com.au
Một nửa số hải quỳ trong nghiên cứu bị 'tẩy trắng', khiến cho tảo tách ra khỏi chúng, phá vỡ mối quan hệ cộng sinh, theo các nhà nghiên cứu. Điều này xảy ra như một phản ứng của chúng với những thay đổi tiêu cực của môi trường, chẳng hạn như sự ấm lên của đại dương hoặc ô nhiễm. 'Trong số những con cá hề sống trong hải quỳ bị tẩy trắng, các chuyên gia phát hiện số lượng trứng có khả năng nở thành con giảm đến mức kỷ lục: 73%', theo tuyên bố của viên nghiên cứu CNRS (Pháp).
'Số lượng trứng được đẻ ra cũng ít hơn và đang giảm dần'. Ngoài ra, không có sự thay đổi nào được ghi nhận ở nhóm cá hề sống trong hải quỳ không bị tẩy trắng. Thử nghiệm máu cho thấy hàm lượng cortisol - hormone stress ở cá hề bị ảnh hưởng tăng lên mạnh mẽ, trong khi hormone giới tính - yếu tố đóng vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản thì lại 'suy giảm đáng kể'.
Sức khoẻ của hải quỳ và cá hệ nhìn chng có cải thiện sau khoảng 3-4 tháng kể từ khi kết thúc. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng họ cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để kiểm chứng mối liên kết giữa đại dương ấm lên và tình trạng sức khoẻ của cá hề cũng như hải quỳ. Đại dương ấm lên được cho là sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới với tần suất nhiều hơn bởi nhiệt độ trung bình đang ngày càng tăng lên.
Nguồn: The Guardian