Đây là những điều bạn được dạy ở trường, tưởng đúng nhưng hóa ra sai.
Tất nhiên, có rất điều chúng ta được dạy ở trường là đúng. Nhưng đồng thời cũng có những sự kiện bị hữu ýlược bỏ khỏi sách lịch sử hoặc thậm chí bị dạy sai. Mục đích của bài viết không phải là phê phán hay chỉ trích trường học hay giáo viên, mà chỉ muốn chỉ ra một vài điều nên và cần được bổ sung hoặc chỉnh lý trong các đầu sách giáo khoa hiện đại, theo Ancient Code.
1. Thời Trung Cổ, nhiều người tin rằng Trái Đất phẳng
Trái Đất phẳng. Ảnh: waevio.com
Chúng ta được dạy rằng, vào thời Trung Cổ, người ta tin rằng Trái Đất là một hình phẳng … Nhưng thực tế không phải vậy.
Trong cuốn Lịch sử các vùng đất và các địa điểm truyền thuyết, tác giả Umberto Eco giải thích:
“Tất cả các học giả thời Trung Cổ đều biết rằng trái đất là một khối cầu, ví như Dante, Origen, Ambrosio, Albertus Magnus, Thomas Aquinas và Isidore ở Seville. Họ thậm chí đã tính toán được chiều dài đường xích đạo”.
2. Christopher Columbus (Cô-lôm-bô) là người khám phá ra châu Mỹ
Có rất nhiều người đã khám phá ra Châu Mỹ, trước Cô-lôm-bô. Ảnh: Epoch Times France
Khi Cô-lôm-bô đặt chân lên Châu Mỹ, nơi đây đã có người ở, nghĩa là lục địa này đã được phát hiện.
Ngoài ra, trước Cô-lôm-bô, người Phoenicia ở Trung Đông, người Polynesia ở Châu Đại Dương, người Trung Quốc, người Ai Cập và thậm chí người Viking ở Bắc Âu đã từng đặt chân lên lục địa này.
Ảnh: skeptoid.com
Trên Đại Kim tự tháp Ai Cập và Tượng nhân Sư có các dấu vết xói mòn, cho thấy rất có thể hai công trình này từng bị chìm dưới mực nước. Theo kết quả nghiên cứu, thung lũng Giza, nơi tọa lạc của hai công trình này từng bị chìm dưới mực nước trong một quá khứ vô cùng xa xưa, trước cả khi xuất hiện nền văn minh Ai Cập cổ đại. Chúng được xây bởi một nền văn minh khác từng cư ngụ ở đây. Một điểm thú vị là, những người xây chúng là những người có tầm vóc khổng lồ, cao đến 5 m.
Hình vẽ trên các phù điêu tại lăng mộ Rekhmire ở Luxor (Thebe cổ đại), Ai Cập. Người khổng lồ đã xây dựng các tượng đài lớn. Họ có chiều cao ngang ngửa các tượng đài này. Ảnh: ministerfortson.com
Đây là một trong những khám phá bị bỏ sót trong sách lịch sử. Từ hơn 2,300 năm trước, vào khoảng năm 325 TCN, nhà địa lý Pytheas từ thành Massalia đã du hành đến Vòng cực Bắc rồi quay trở về để kể lại câu chuyện của mình. Ông là một nhà hàng hải, nhà địa lý, nhà thiên văn học và người Hy Lạp đầu tiên giong buồm từ Địa Trung Hải ra ngoài Đại Tây Dương.
Tượng Pythéas tại tiền sảnh cung điện Bourse ở Marseille, Pháp. Ảnh: wikipedia
3. Ý tưởng về sự sống ngoài hành tinh hoàn toàn không mới, không phải mới có từ thời cận đại
Giordano Bruno (sinh năm 1548) là một nhà toán học và nhà thiên văn học người Ý. Ông cho rằng các ngôi sao xa xôi cũng giống hệt như mặt trời chúng ta, được bao quanh bởi các (ngoại) hành tinh của chúng. Bruno thậm chí còn cho rằng các hành tinh này có thể đang nuôi dưỡng sự sống của riêng chúng.
Ảnh: ukhome.com
“Trong vũ trụ, có vô số chòm sao, mặt trời và hành tinh; chúng ta chỉ nhìn thấy các mặt trời bởi chúng phát sáng; nhưng các hành tinh thì lại vô hình, bởi chúng nhỏ và tối. Ngoài ra còn có vô số “trái đất” đang quay xung quanh mặt trời của chúng …”, Giordano Bruno cho hay.
4. Từ hàng ngàn năm trước, người ta nghĩ rằng du hành vượt thời gian là điều hoàn toàn khả thi
Bằng chứng về ‘du hành vượt thời gian’ có thể được tìm thấy trong vô số bản thảo hoặc tư liệu cổ đại.
Ảnh: pezcame.com
Theo sử thi Mahabharata của Ấn Độ, được viết trong khoảng thế kỷ 8 trước Công nguyên, vua Raivata đã lên thiên đàng để gặp vị Thần sáng thế Brahma, và chỉ trở lại Trái Đất hàng trăm năm sau đó.
Chúng ta có thể tìm thấy các đề cập khác về hiện tượng Du hành vượt thời gian trong kinh Quran. Câu chuyện xảy ra vào năm 250 SCN, trong đó một nhóm tín đồ Ki-tô giáo đang tìm cách chạy trốn khỏi sự đàn áp. Dưới sự chỉ dẫn của Chúa, họ đã chạy vào trong một hang động. Tại đây, Chúa đã khiến họ chìm vào giấc ngủ. Khi họ thức dậy, 309 năm đã trôi qua.
Rất nhiều người đã quen thuộc với các đoạn miêu tả trận Đại Hồng thủy trong các chương 6 – 9 của sách Sáng thế, thuộc Kinh Thánh.
Tuy nhiên, sự thật là trận Đại hồng thủy từng được đề cập đến trước đó rất lâu (tức trước khi Kinh Thánh ra đời), trong các tư liệu hoàn toàn độc lập và khác biệt. Trên thực tế, sự kiện “Đại Hồng Thủy” hiện hữu trong gần như tất cả các nền văn hóa trên khắp địa cầu, bao gồm ở Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương.
Ảnh: studyblue.com
Phiến đất sét Nippur của người Sumer cổ đại có thể được coi là miêu tả sớm nhất về trận Đại hồng thủy và sự tạo thành của cả loài người và động vật trên hành tinh, cũng như đã ghi khắc tên của các thành phố thời tiền Đại Hồng Thủy trên Trái Đất cùng tên của những người cai trị.
5 bí ẩn vẫn còn nằm trong bóng tối ở Trung Quốc